Unilever chính thức bán doanh nghiệp tại Nga
Unilever đã bán hoạt động kinh doanh tại Nga cho một tập đoàn sản xuất địa phương sau áp lực từ những người vận động cho rằng sự hiện diện của chủ sở hữu Dove và Ben & Jerry tại quốc gia này là để hỗ trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.
Theo đó, Arnest Group, nhà sản xuất nước hoa, mỹ phẩm và sản phẩm gia dụng của Nga sẽ nắm quyền kiểm soát Unilever Rus, bao gồm bốn nhà máy, cũng như các lợi ích của tập đoàn tại Belarus.
Arnest Group thuộc sở hữu của doanh nhân Alexey Sagal. Vào mùa hè năm 2023, họ đã mua lại doanh nghiệp sản xuất bia Heineken tại quốc gia này.
Unilever Rus, công ty tuyển dụng khoảng 3.000 nhân viên, sở hữu các quyền tại địa phương đối với các thương hiệu bao gồm viên gia vị Knorr, sản phẩm làm đẹp và giặt giũ Dove, dung dịch vệ sinh Domestos và Axe.
Kể từ tháng 2/2022, Unilever đã phải đối mặt với nhiều áp lực liên tục, từ đó họ mới buộc đưa ra quyết định bán hoạt động kinh doanh tại Nga.
Các điều khoản của thỏa thuận, phải được chính phủ Nga chấp thuận, không được tiết lộ. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng thương vụ bán này có thể có giá trị hơn 500 triệu euro (418 triệu bảng Anh) cho Unilever.
Hein Schumacher, Giám đốc điều hành của Unilever, cho biết: “Trong năm qua, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho hoạt động kinh doanh của Unilever tại Nga. Công việc này rất phức tạp và liên quan đến việc tách biệt các nền tảng công nghệ thông tin và chuỗi cung ứng, cũng như chuyển các thương hiệu sang chữ Kirin.
“Việc hoàn tất thương vụ bán này sẽ chấm dứt sự hiện diện của Unilever tại Nga”, giám đốc nhấn mạnh thêm.
Unilever đã ngừng mọi hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm của mình vào và ra khỏi Nga vào tháng 3/2022 và cho biết họ đã dừng mọi hoạt động chi tiêu cho phương tiện truyền thông và quảng cáo cũng như dòng vốn.
Công ty cho biết vào mùa hè năm ngoái rằng họ không thể tìm ra cách bán doanh nghiệp này vì không thể “tránh được sức nặng từ các cơ chế của Nga và bảo vệ người tiêu dùng”.
Tuy nhiên, họ liên tục chịu áp lực phải rời khỏi Nga, nơi họ vẫn tiếp tục sản xuất và bán các sản phẩm "thiết yếu" từ dầu gội đến kem, sau khi có bằng chứng cho thấy họ đã nộp cho Moscow 331 triệu đô la tiền thuế vào năm 2022.
Vào tháng 7/2023, nhà sản xuất Marmite đã bị chính phủ Ukraine dán nhãn là "nhà tài trợ quốc tế cho chiến tranh" sau khi phải tuân theo luật của Nga, theo đó tất cả các công ty lớn hoạt động tại quốc gia này phải đóng góp trực tiếp cho nỗ lực chiến tranh của họ.
Nhiều chủ sở hữu thương hiệu phương Tây bao gồm Diageo và Levi\s đã tạm dừng xuất khẩu sang Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp như McDonald's, Heineken và thương hiệu mỹ phẩm Lush đã bán hoạt động của họ tại Nga cho các nhà điều hành địa phương. Nhà máy bia Carlsberg đang trong quá trình bán công ty con Baltika Breweries của mình tại đó khi công ty này bị nhà nước tiếp quản vào năm ngoái.
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/unilever-chinh-thuc-ban-doanh-nghiep-tai-nga-post316238.html