Từ 'phổ cập chữ' đến 'phổ cập số' (bài 4)
Trong thời đại số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành người bạn đồng hành đắc lực của giáo viên. Để nâng cao năng lực số trong giảng dạy, tỉnh Điện Biên đã tiên phong tổ chức các lớp tập huấn, phổ cập AI cho 100% giáo viên toàn tỉnh. Không chỉ vậy, công nghệ còn thúc đẩy phong trào 'bình dân học vụ số', tiếp nối truyền thống phổ cập chữ viết, tiến tới phổ cập kỹ năng số cho đội ngũ giáo viên và người dân.
Bài 4: Tiên phong hoàn thành phổ cập AI cho giáo viên
Bài 3: Bắt nhịp số hóa, nâng cao chất lượng giáo dục
Biến trí tuệ nhân tạo thành "trợ lý"

Lãnh đạo tỉnh tham quan các gian hàng trong "Ngày hội AI".
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào giáo dục giờ đây khôngcòn là xu hướng mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Tại tỉnh Điện Biên, ngànhGiáo dục và Đào tạo đã có bước đi tiên phong khi phối hợp cùng tổ chức STEAMfor Vietnam triển khai mạnh mẽ Dự án “Train the Trainers 2025: Phổ cập AI chogiáo viên tỉnh Điện Biên”. Ngày 24/2/2025, ngành Giáo dục mới nghiên cứu, xây dựng kế hoạch để giáo viên bắt đâùtiếp cận AI. Chỉ sau một tuần, lớp tập huấn đầu tiên đã chính thức khai giảng.Sau hai tháng triển khai, hàng nghìn cán bộ quản lý và giáo viên các cấp đã đượclàm quen và trải nghiệm các ứng dụng AI như xây dựng mô hình đơn giản, chatbot,tạo hình ảnh, phân tích dữ liệu, phân loại và nhiều hoạt động thực tiễn khác.
Cuối tháng 3, đội ngũ cán bộ nòng cốt đã tiếp cận sâu hơn vơícác công cụ AI thế hệ mới như ChatGPT, Copilot, Gemini… Chương trình sau đó đượcmở rộng đến hơn 14.000 giáo viên toàn tỉnh, tạo nên một phong trào học tập và đôỉmới sâu rộng trong toàn ngành. Với sự hỗ trợ của GenAI, mỗi giáo viên không chỉlà người truyền đạt kiến thức mà còn trở thành người hướng dẫn và truyền cảm hứng,giúp học sinh tự tin hơn trong thời đại số. Đồng thời, AI giúp các nhà trườngnâng cao hiệu quả giảng dạy, xây dựng nền giáo dục hiện đại, linh hoạt.

Giáo viên và học sinh trải nghiệm các phần mềm trí tuệ nhân tạo tại "Ngày hội AI".
Trước kia, cô giáo Quàng Thị Bình, giáo viên Trường PTDTBTTH và THCS xã Na Ư (huyện Điện Biên) tốn khá nhiều thời gian soạn bài giảngvà làm slide. Nhưng với sự hỗ trợ của ChatGPT, Gemini và Canva, cô Bình đã dễdàng hơn khi soạn bài giảng. “AI là chiếc cầu nối giúp chúng tôi rút ngắnthời gian, công sức trong việc thiết kế bài giảng. Nhờ GenAI, tôi có thể tạo ranhững bài giảng sinh động, đúng mục tiêu, đúng đối tượng học sinh” - cô Bình chiasẻ.
Tại địa bàn vùng sâu vùng xa của huyện Tủa Chùa, thầy giáoLò Duy Tùng, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Tủa Thàng số 1 cùng đồng nghiệp đã ứngdụng AI để thực hiện đề tài “Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm và tự luận chuyênnghiệp để kiểm tra, đánh giá học sinh môn tiếng Anh lớp 5”. Sau quá trình thửnghiệm, nhóm giáo viên đã ghi nhận những hiệu quả rõ rệt, hệ thống câu hỏi đượccá nhân hóa theo trình độ, đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá năng lực họcsinh và bảo mật thông tin học sinh được đảm bảo trong suốt quá trình sử dụngAI. Theo thầy Tùng, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) không chỉ giúp thiết kế đề kiểm tra phong phú, đa dạng,mà còn chấm điểm nhanh, phản hồi tức thì, phân tích tiến độ học tập và giúp họcsinh tự đánh giá sau mỗi bài làm.

Giáo viên và học sinh quan tâm nghiên cứu các ứng dụng AI để áp dụng vào dạy và học.
Chia sẻ về định hướng của ngành, bà Hoàng Tuyết Ban, Giám đốcSở Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Ngành khuyến khích giáo viên sử dụng trítuệ nhân tạo như một công cụ hỗ trợ trong giảng dạy. Tuy nhiên, AI không thểthay thế vai trò quan trọng của người thầy, người cô trong quá trình giáo dụcvà phát triển con người. Vì vậy, giáo viên ứng dụng trí tuệ nhân tạo, song vẫncần nỗ lực hết mình để sáng tạo và truyền cảm hứng cho học sinh…”.
Hiện thực hóa phong trào “Bình dân học vụ số”
Việc phổ cập trí tuệ nhân tạo trong ngành giáo dục tỉnh ĐiệnBiên không chỉ thể hiện tinh thần đổi mới mạnh mẽ, mà còn từng bước hiện thựchóa phong trào “Bình dân học vụ số”, tiếp nối truyền thống phổ cập chữ viết bằngviệc phổ cập kỹ năng số cho giáo viên và học sinh. Đây là một bước chuyển mìnhquan trọng nhằm xây dựng hệ sinh thái học tập hiện đại, cởi mở và phù hợp với bôícảnh công nghệ phát triển nhanh chóng.

Giáo viên toàn tỉnh đã hiểu và nắm bắt khoa học công nghệ, góp phần thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số".
Đặc biệt là sự kiện “Ngày hội AI” do UBND tỉnh phối hợp vơíTổ chức STEAM for Vietnam và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức ngày 6/5/2025 đãđánh dấu bước tiến quan trọng khi tỉnh Điện Biên trở thành địa phương đầu tiêntrong cả nước hoàn thành phổ cập AI cho 100% giáo viên toàn tỉnh.
Tại sự kiện,Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô đã nhấn mạnh tinh thần kế thừa truyền thống lịchsử Điện Biên Phủ năm xưa bằng một “chiến dịch” mới trên mặt trận công nghệ số,đó là “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI”, với mục tiêu đưa trí tuệnhân tạo đến gần hơn với cộng đồng, trở thành công cụ thiết yếu trong mọi lĩnhvực của đời sống.
Phong trào “Bình dân học vụ số” cũng được phátđộng nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng số cho toàn dân. Để hiện thực hóa nhữngmục tiêu này, ngành Giáo dục đã triển khai khóa tập huấn “Ứng dụng AI thế hệ mới”dành cho đội ngũ giáo viên cốt cán. Khóa học không chỉ cung cấp kiến thứcchuyên sâu về GenAI mà còn mở ra cơ hội để giáo viên sáng tạo, đổi mới phươngpháp dạy học.
Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên Trường THCS Him Lam chia sẻ vềtrải nghiệm áp dụng AI trong giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 7: “Trước đây,nhiều học sinh không thực sự hứng thú với môn hóa học vì nội dung trừu tượng vàkhô khan. Nhưng khi tôi tích hợp AI vào bài giảng, đặc biệt là các phần như câútạo chất hay phản ứng hóa học, mọi thứ trở nên sinh động hơn, học sinh hiểu bàinhanh hơn và chủ động hơn trong tiếp nhận kiến thức. Việc này cho thấy AI khôngchỉ hỗ trợ kỹ thuật mà còn tạo động lực học tập rất rõ ràng”.

Giờ đây, cô giáo Nguyễn Thu Hà khá thành thạo các thao tác và sử dụng phần mềm AI hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử.
Không dừng lại ở đó, AI còn hỗ trợ giáo viên tra cứu tài liệu,viết giáo án, cá nhân hóa việc học, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và dựđoán kết quả học tập để can thiệp sớm khi học sinh gặp khó khăn. AI trở thànhtrợ lý hữu ích trong mọi hoạt động giảng dạy, từ theo dõi tiến độ đến xây dựnglộ trình học phù hợp với từng học sinh.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hoàng Tuyết Ban khẳng định: Khoátập huấn đã khơi dậy tinh thần chủ động và sáng tạo trong đội ngũ giáo viên.Nhiều thầy cô không chỉ làm chủ các công cụ như: ChatGPT, Copilot hay Canva, màcòn tạo ra các sản phẩm giảng dạy tương tác, phù hợp với từng đối tượng họcsinh. AI giúp cải thiện hiệu quả giảng dạy, hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kếbài giảng, đánh giá năng lực học sinh, mà còn giúp ngành từng bước hiện thựchóa phong trào “Bình dân học vụ số” và “Hành trình phủ AI” do UBND tỉnh phát động.

Cô và trò Trường THCS Him Lam (TP. Điện Biên Phủ) sử dụng AI hỗ trợ thiết kế các đề tài nghiên cứu khoa học.
Phong trào “Bình dân học vụ số” và “Hành trình phủ AI” đangtừng bước lan tỏa đến từng trường học, từng lớp học trên địa bàn tỉnh. Đâykhông chỉ là thành quả của chính sách đúng đắn mà còn là minh chứng cho nỗ lực,tâm huyết của đội ngũ giáo viên toàn tỉnh trong việc chủ động hội nhập, đưacông nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, phát triển con người và hướngtới tương lai bền vững.