TS Cấn Văn Lực: Fed hạ lãi suất không chỉ giúp ổn định tỷ giá, lãi suất mà còn kích thích nhu cầu với hàng xuất khẩu Việt Nam
Khi lãi suất đồng USD giảm sẽ không chỉ giúp Việt Nam ổn định tỷ giá, lãi suất mà còn kích thích kinh tế Mỹ phục hồi tích cực hơn, ít nhất là trong cuối năm nay và đầu năm sau, qua đó kích cầu nhu cầu đối với việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam.
Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 17 - 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện đợt giảm lãi suất đầu tiên kể từ giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, theo đó hạ 50 điểm cơ bản (bps) nhằm ngăn chặn thị trường lao động tiếp tục suy yếu.
Đánh giá về động thái này, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tiền tệ - Tài chính Quốc gia, việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm % có tác động khá tích cực và được nhà đầu tư, được cơ giới làm chính sách, quan tâm và chờ đợi. Đối với nền kinh tế cũng như thị trường tài chính Việt Nam, việc Fed hạ lãi suất sẽ tác động qua 4 kênh.
4 tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam
Thứ nhất, nó sẽ góp phần giảm bớt áp lực đối với việc tăng lãi suất, nhất là lại suất bằng đồng USD. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh, thời gian qua áp lực tăng lãi suất của Việt Nam đang gia tăng do lãi suất đầu vào tăng và đang tăng thêm vừa qua. Vì vậy, động thái vừa rồi của Fed rõ ràng sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ổn định được mặt bằng lại suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay.
Thứ hai là, tác động tích cực đối với tỷ giá vì việc Fed hạ lãi suất sẽ giúp giảm bớt đi chênh lệch lãi suất USD - VND và qua nó tiếp tục giảm bớt đi cái áp lực đối với tỷ giá.
Trên thực tế, là đồng USD đã và đang tăng thêm và VND cũng tăng giá trở lại. Đến thời điểm hiện nay, tỷ giá VND đã tăng 1 - 1,5%. Điều này rất tích cực sau khi tỷ giá USD/VND đã 4,5 - 5% trong khoảng hai tháng.
Việc Fed hạ lãi suất cũng tích cực hơn với nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam. Đặc biệt là với vay nợ nước ngoài bằng đồng đô la Mỹ và kể cả là bằng đồng Euro, lãi suất của cả hai đồng tiền này đều đang giảm thêm trong thời gian vừa qua nhưng cũng không nhiều.
Tuy rằng, Việt Nam vay nợ nước ngoài bằng USD không phải là quá nhiều nhưng cũng chiếm 6 - 7% tổng dư nợ, nên việc hạ lãi suất thì chắc chắn sẽ mang đến tín hiệu tích cực.
Thứ ba là tác động đối với thị trường chứng khoán. Về cơ bản đây là một thông tin tích cực, bởi nó sẽ góp phần giảm đi trạng thái bán ròng của nhà đầu tư đầu tư ngoại.
Trong bối cảnh chênh lệch lãi suất giữa VND và USD được thu hẹp và triển vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là sau những động thái quyết liệu của Chính phủ và Bộ Tài chính trong thời gian vừa qua. Rõ ràng việc Fed giảm lãi suất sẽ tác động khá là thích cực đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam.
Cuối cùng là tác động gián tiếp đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam chúng ta và một chút đối với đầu tư nước ngoài. Khi lãi suất đồng USD giảm nó sẽ kích thích kinh tế Mỹ phục hồi tích cực hơn, ít nhất là trong cuối năm nay và đầu năm sau, qua đó kích cầu nhu cầu đối với việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam.
Khi lãi suất của Mỹ giảm còn kích thích nhu cầu đầ tư, tiêu dùng của Mỹ và một số nước khác trên thế giới giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, lãi suất giảm sẽ thúc đẩy đầu tư FDI vào Việt Nam. Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến các quốc gia tăng trưởng cao. Lãi suất với đồng USD giảm vừa kích cầu đầu tư vừa giảm bớt đi áp lực tỷ giá cũng như tạo ra tâm lý yên tâm hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Một yếu tố nữa cũng tác động gián tiếp đến hoạt động nhập khẩu bởi khi tỷ giá giảm thì rõ ràng là cái áp lực đối với những người nhập khẩu trả tiền bằng USD nó sẽ bớt đi.
Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất không phải vì kinh tế Mỹ suy thoái
Trước những lo ngại của nhà đầu tư về việc kinh tế Mỹ liệu có dấu hiệu suy thoái khiến Fed phải cắt lãi suất tới 50 điểm %, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng việc Fed cắt giảm 0,5 điểm % lãi suất khá là khớp đối với đa số các dự báo và kỳ vọng gần đây của thị trường.
Có tới 65% nhà phân tích cho rằng Fed sẽ cắt giảm 0,5 điểm % lãi suất và chỉ có 35% dự báo Fed sẽ giảm 0,25 điểm %. Vì vậy, kết quả này cũng khớp với kỳ vọng của số đông nhà đầu tư.
Mặc dù, kinh tế Mỹ chưa rơi vào suy thoái nhưng đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhất là chỉ số việc làm kém tích cực.
Thứ hai là dường như Fed có vẻ hơi chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất trong thời gian vừa qua và thứ ba là vì Fed không có cuộc họp trong tháng 10, thời gian họp tiếp theo của Fed rơi vào tháng 11. Thế nhưng, nếu để đến tháng 11 mới cắt giảm lãi suất tiếp thì có thể sẽ hơi muộn và hơi ít so với mục tiêu của Fed.
Theo dự báo, tháng 11 Fed có thể sẽ cắt giảm 0,5 điểm % lãi suất và tháng 12 tiếp tục cắt giảm 0,5 điểm % nữa và dự định cắt giảm tiếp 1 điểm % trong năm 2025 và 0,5 điểm % trong năm 2026 để trở về mức lãi suất 2,75 - 3% vào cuối năm 2026, chuyên gia cho biết.