Tổng Giám đốc WHO trước làn sóng kêu gọi từ chức vì giúp 'Trung Quốc giấu dịch'

Trong bối cảnh tiếp tục bị chỉ trích vì thông tin sai lệch, giám sát không đúng cách giúp Trung Quốc 'che đậy' đại dịch Covid-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đang phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức từ các chính trị gia Mỹ và trên thế giới.

 Dẫn đầu lời kêu gọi này là Thượng nghị sĩ Mỹ Martha McSally, đại diện bang Arizona, người tuần trước phát biểu trên kênh Fox Business rằng chính phủ Trung Quốc “che đậy nguồn gốc của loại virus đang gây ra những cái chết không đáng có trên khắp nước Mỹ và trên thế giới... Tôi nghĩ rằng Tiến sĩ Tedros cần phải từ chức”.

Dẫn đầu lời kêu gọi này là Thượng nghị sĩ Mỹ Martha McSally, đại diện bang Arizona, người tuần trước phát biểu trên kênh Fox Business rằng chính phủ Trung Quốc “che đậy nguồn gốc của loại virus đang gây ra những cái chết không đáng có trên khắp nước Mỹ và trên thế giới... Tôi nghĩ rằng Tiến sĩ Tedros cần phải từ chức”.

 Cuối tuần qua, bà Martha McSally tiếp tục đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là từ Tổng Giám đốc WHO. Thượng nghị sỹ McSally tuyên bố ông Tedros đã “lừa dối cả thế giới”.

Cuối tuần qua, bà Martha McSally tiếp tục đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là từ Tổng Giám đốc WHO. Thượng nghị sỹ McSally tuyên bố ông Tedros đã “lừa dối cả thế giới”.

 Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở Texas, ông Ted Cruz cũng cho rằng WHO đã mất uy tín và hiệu lực cần thiết nên cần đánh giá lại khả năng lãnh đạo của tổ chức này

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở Texas, ông Ted Cruz cũng cho rằng WHO đã mất uy tín và hiệu lực cần thiết nên cần đánh giá lại khả năng lãnh đạo của tổ chức này

 Thượng nghị sĩ Marco Rubio từ Florida nêu quan điểm: “Một khi đại dịch này được kiểm soát, lãnh đạo WHO cần phải giải thích cho hành động của họ. Trong đó bao gồm việc Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đã cho phép Bắc Kinh sử dụng WHO để đánh lừa cộng đồng toàn cầu”.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio từ Florida nêu quan điểm: “Một khi đại dịch này được kiểm soát, lãnh đạo WHO cần phải giải thích cho hành động của họ. Trong đó bao gồm việc Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đã cho phép Bắc Kinh sử dụng WHO để đánh lừa cộng đồng toàn cầu”.

 “Tại thời điểm này, ông Tedros là kẻ đồng lõa hoặc không đủ năng lực. Không có tín hiệu tốt nào cho tương lai của ông ấy ở vị trí lãnh đạo của tổ chức quan trọng này”, ông Marco Rubio nói.

“Tại thời điểm này, ông Tedros là kẻ đồng lõa hoặc không đủ năng lực. Không có tín hiệu tốt nào cho tương lai của ông ấy ở vị trí lãnh đạo của tổ chức quan trọng này”, ông Marco Rubio nói.

 Tương tự như vậy, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley, cũng chỉ trích WHO về những tuyên bố trước đây về chủng virus corona mới.

Tương tự như vậy, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley, cũng chỉ trích WHO về những tuyên bố trước đây về chủng virus corona mới.

 “WHO báo cáo vào ngày 14-1-2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý thông tin sai lệch và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc", bà Nikki Haley viết trên Twitter.

“WHO báo cáo vào ngày 14-1-2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý thông tin sai lệch và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc", bà Nikki Haley viết trên Twitter.

 Theo Reuters, đầu tháng 2-2020, khi Tổng thống Mỹ ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài đến từ Trung Quốc, Giám đốc WHO Tedros vẫn khẳng định “không cần thiết phải can thiệp vào hoạt động đi lại và thương mại quốc tế” để ngăn chặn virus lây lan.

Theo Reuters, đầu tháng 2-2020, khi Tổng thống Mỹ ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài đến từ Trung Quốc, Giám đốc WHO Tedros vẫn khẳng định “không cần thiết phải can thiệp vào hoạt động đi lại và thương mại quốc tế” để ngăn chặn virus lây lan.

 Hôm 20-3, ông Tedros thông báo, lần đầu tiên Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm trong nội địa nào. Đó là một thành tựu đáng kinh ngạc khiến chúng ta an tâm rằng virus corona có thể bị đánh bại.

Hôm 20-3, ông Tedros thông báo, lần đầu tiên Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm trong nội địa nào. Đó là một thành tựu đáng kinh ngạc khiến chúng ta an tâm rằng virus corona có thể bị đánh bại.

 Thông tin đó được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona mới của Trung Quốc bị nghi ngờ là không chính xác.

Thông tin đó được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona mới của Trung Quốc bị nghi ngờ là không chính xác.

 Ý kiến của ông Tedros cùng các kênh thông tin khác của WHO đã được Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy thông điệp của quốc gia này khi họ tìm cách làm chệch hướng đổ lỗi cho đại dịch. Một nghiên cứu của Đại học Southampton cho hay, số ca nhiễm đã có thể “giảm 95% trên toàn cầu nếu Trung Quốc hành động trước đó 3 tuần”.

Ý kiến của ông Tedros cùng các kênh thông tin khác của WHO đã được Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy thông điệp của quốc gia này khi họ tìm cách làm chệch hướng đổ lỗi cho đại dịch. Một nghiên cứu của Đại học Southampton cho hay, số ca nhiễm đã có thể “giảm 95% trên toàn cầu nếu Trung Quốc hành động trước đó 3 tuần”.

 Thượng nghị sĩ Rick Scott, từ bang Florida, Mỹ cũng kêu gọi trách nhiệm của WHO đối với việc xử lý đại dịch này. “Khi nhắc đến dịch Covid-19, WHO đã thất bại. Họ cần phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc thúc đẩy thông tin sai lệch và giúp Trung Quốc che đậy một đại dịch toàn cầu”, ông Scott nói tuần trước.

Thượng nghị sĩ Rick Scott, từ bang Florida, Mỹ cũng kêu gọi trách nhiệm của WHO đối với việc xử lý đại dịch này. “Khi nhắc đến dịch Covid-19, WHO đã thất bại. Họ cần phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc thúc đẩy thông tin sai lệch và giúp Trung Quốc che đậy một đại dịch toàn cầu”, ông Scott nói tuần trước.

 Ông Rick Scott nhận định, người Mỹ biết Trung Quốc đang nói dối về việc họ có bao nhiêu ca nhiễm, bao nhiêu ca tử vong, họ biết những gì và khi nào biết, nhưng WHO không bao giờ bận tâm điều tra thêm.

Ông Rick Scott nhận định, người Mỹ biết Trung Quốc đang nói dối về việc họ có bao nhiêu ca nhiễm, bao nhiêu ca tử vong, họ biết những gì và khi nào biết, nhưng WHO không bao giờ bận tâm điều tra thêm.

 Thượng nghị sỹ Rick Scott cũng kêu gọi một cuộc điều tra và điều trần về WHO, đặt câu hỏi liệu tổ chức này có xứng đáng với tiền đóng thuế của người Mỹ hay không.

Thượng nghị sỹ Rick Scott cũng kêu gọi một cuộc điều tra và điều trần về WHO, đặt câu hỏi liệu tổ chức này có xứng đáng với tiền đóng thuế của người Mỹ hay không.

 Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho WHO, với gần 116 triệu USD mỗi năm. Mỹ cũng tự nguyện trao tặng khoảng 100 - 400 triệu USD mỗi năm cho WHO cho các dự án cụ thể, theo số liệu gần đây nhất năm 2017. Tổng cộng mức đóng góp của Mỹ chiếm khoảng ¼ ngân sách của tổ chức này.

Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho WHO, với gần 116 triệu USD mỗi năm. Mỹ cũng tự nguyện trao tặng khoảng 100 - 400 triệu USD mỗi năm cho WHO cho các dự án cụ thể, theo số liệu gần đây nhất năm 2017. Tổng cộng mức đóng góp của Mỹ chiếm khoảng ¼ ngân sách của tổ chức này.

 Ủng hộ lời kêu gọi điều tra của ông Rich Scott, Ban biên tập Tạp chí Phố Wall trong một bài xã luận được đăng vào tối 6-4-2020 cảnh báo “giới tinh hoa về chính sách đối ngoại” rằng: “Nếu họ muốn biết tại sao rất nhiều người Mỹ nghi ngờ các tổ chức quốc tế, hãy nhìn vào WHO sẽ rõ”.

Ủng hộ lời kêu gọi điều tra của ông Rich Scott, Ban biên tập Tạp chí Phố Wall trong một bài xã luận được đăng vào tối 6-4-2020 cảnh báo “giới tinh hoa về chính sách đối ngoại” rằng: “Nếu họ muốn biết tại sao rất nhiều người Mỹ nghi ngờ các tổ chức quốc tế, hãy nhìn vào WHO sẽ rõ”.

 Trên phạm vi quốc tế cũng có một làn sóng bày tỏ không hài lòng với Giám đốc Tedros và WHO. Cho đến tối 7-4, một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới từ chức vì cách thức xử lý đại dịch Covid-19 trên trang Change đã nhận được hơn 740.000 chữ ký trên toàn thế giới.

Trên phạm vi quốc tế cũng có một làn sóng bày tỏ không hài lòng với Giám đốc Tedros và WHO. Cho đến tối 7-4, một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới từ chức vì cách thức xử lý đại dịch Covid-19 trên trang Change đã nhận được hơn 740.000 chữ ký trên toàn thế giới.

 Bản kiến nghị được dịch ra nhiều thứ tiếng viết: “Như chúng ta đã biết, hiện tại, coronavirus không thể điều trị được. Số người nhiễm và tử vong đã tăng hơn 10 lần (từ 800 lên gần 10.000 ca) chỉ trong 5 ngày. Một phần là do Giám đốc WHO đánh giá thấp tình hình”.

Bản kiến nghị được dịch ra nhiều thứ tiếng viết: “Như chúng ta đã biết, hiện tại, coronavirus không thể điều trị được. Số người nhiễm và tử vong đã tăng hơn 10 lần (từ 800 lên gần 10.000 ca) chỉ trong 5 ngày. Một phần là do Giám đốc WHO đánh giá thấp tình hình”.

 “Rất nhiều người trong chúng tôi thực sự thất vọng, vì tin rằng WHO được coi là trung lập về chính trị. Nhưng người đứng đầu WHO đã tin vào số liệu người chết và nhiễm virus do Trung Quốc đưa ra mà không cần điều tra.

“Rất nhiều người trong chúng tôi thực sự thất vọng, vì tin rằng WHO được coi là trung lập về chính trị. Nhưng người đứng đầu WHO đã tin vào số liệu người chết và nhiễm virus do Trung Quốc đưa ra mà không cần điều tra.

 Chúng tôi thực sự nghĩ rằng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai trò là Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức ngay lập tức”, kiến nghị viết và kết thúc rằng: “Xin hãy giúp thế giới lấy lại niềm tin vào Liên hợp quốc và WHO”.

Chúng tôi thực sự nghĩ rằng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai trò là Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức ngay lập tức”, kiến nghị viết và kết thúc rằng: “Xin hãy giúp thế giới lấy lại niềm tin vào Liên hợp quốc và WHO”.

 Theo đài NHK của Nhật Bản, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso hôm 2-4-2020 cho biết, kiến nghị này được đưa ra khi nhiều người lo lắng Tổ chức Y tế Thế giới có thể phải đổi tên thành “Tổ chức Y tế Trung Quốc”. Cho đến nay, người đứng đầu WHO chưa phản ứng về kiến nghị nói trên.

Theo đài NHK của Nhật Bản, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso hôm 2-4-2020 cho biết, kiến nghị này được đưa ra khi nhiều người lo lắng Tổ chức Y tế Thế giới có thể phải đổi tên thành “Tổ chức Y tế Trung Quốc”. Cho đến nay, người đứng đầu WHO chưa phản ứng về kiến nghị nói trên.

Hải Yến (Theo Fox News/NHK)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/tong-giam-doc-who-truoc-lan-song-keu-goi-tu-chuc-vi-giup-trung-quoc-giau-dich/849716.antd