Tôi là nghệ sĩ lãng tử

Nhạc sĩ Nguyễn Cường nhận định: "Phần lớn nhạc trẻ bây giờ không phải là nghệ thuật, có tiền có thể thành nhạc sĩ, tổ chức biểu diễn liveshow. Tuy nhiên vẫn có gương mặt sáng láng như mấy ca khúc của Lê Minh Sơn và Nguyễn Vĩnh Tiến. Cái đó mới là sức trẻ, đậm chất Việt Nam".

- Người ta nói "tứ trụ triều đình" trong âm nhạc đương đại là Trần Tiến - Nguyễn Cường - Dương Thụ - Phó Đức Phương. Anh cảm nhận thế nào khi nghe câu nói ấy? - Thực ra phải là "tứ quái" chứ không phải "tứ trụ". Đó là cách nói vui thôi, chứ 4 người, hay cả 40 người không làm nên nghệ thuật, mà phải rất nhiều người. - Rời tình yêu… các nhạc sĩ sẽ bất lực trước âm nhạc, anh thấy sao? - Tình yêu là thánh địa, một đề tài rất dễ nhưng cũng rất khó. Tất cả những tác giả lớn trên thế giới đều chạm tay vào rồi, cái mà cả nhân loại tôn sùng là tình yêu. Phần lớn nhạc sĩ trẻ bây giờ sáng tác dễ dãi quá, vừa mới thấy cô bé nhà bên xinh đẹp, thế là cứ viết lăng nhăng. - Người ta ví anh như kẻ lang thang sung mãn, đi đi về về giữa thế giới rộng dài bất tận của cuộc sống, anh nghĩ thế nào về điều đó? - Tôi tự thấy mình sống khỏe, trẻ, vui, lúc nào thích thì viết, khi nào giời bắt đi thì đi. Để sáng tác những ca khúc đậm chất quê hương, tôi đã đi khắp đất nước. Ở đâu có những thắng cảnh nên thơ tôi đều dừng chân vài ngày, có khi mấy tháng trời như ở Tây Nguyên, cùng ăn, cũng vui đùa ca hát, đêm ngồi ở nhà sàn nghe tiếng cựa mình của rừng núi, của động vật hoang dã đã giúp tôi sáng tác được nhiều ca khúc. Tôi đã từng nghe tiếng đàn của thác Liên Khương mà nảy sinh những ca khúc trữ tình. Đến Lào Cai dự chợ Bắc Hà, về Sơn La thăm chợ Chiềng Hoa, được ăn cháo lú và uống rượu cần với đồng tác của tôi đa dạng, trữ tình. Trời cho là được, đất gọi là đi… Đi đến đâu tôi ghi hình tới đó. bào Mèo, người Thái đen, Thái trắng. Cảnh vật và con người như khúc hát ru thấm đẫm trong tâm hồn tôi. Những chuyến du lịch đó có một sức sống dồi dào đã tạo cho những sáng. Trong tay một camera cứ thế mà ghi hình. Tôi có hàng chục cuốn phim, đó là gia tài của tôi, để khi không còn sáng tác được nữa thì những ca khúc và những cuốn phim du lịch sẽ gợi nhớ cho tôi một thời "oanh liệt". - Anh có một chùm Tứ bình về Thị Mầu, duyên cớ gì khiến anh mê chèo? - Tôi đã học chèo một cách nghiêm túc, từ năm 21 tuổi, học hàng năm trời và thuộc rất nhiều làn điệu chèo như một nghệ sĩ chèo chính thống. Đối với tôi, Thị Mầu là một cô gái Việt Nam đầy sức sống, khát sống. Trong bài Say trăng, Độc thoại Thị Mầu tôi vận dụng, khai thác khá triệt để các hư tự của chèo. Từ núi rừng Tây Nguyễn, tôi trở về với mái đình, bến nước, rặng tre, với chiếc chiếu chèo và nỗi oan của Thị Mầu. - Mỗi ca sĩ nổi danh, cát-xê trong một show diễn của họ là 20 đến 30 triệu đồng. Anh nghĩ gì khi một đằng là 30 triệu còn tác giả ca khúc chỉ có 3,5 triệu đồng? - Thu nhập của ca sĩ giá như vàng, không ai định được. Không phải ca sĩ định ra đâu, đấy là do vận động của xã hội dẫn đến việc đó đó. Công nhân ra khỏi nhà máy sung sướng vì ra khỏi một ngày nặng nhọc. Nghệ sĩ làm ra sản phẩm thì sung sướng ngay với thành quả của mình. Nguyên điều đó đã đáng bao nhiêu tiền rồi. Được công chúng yêu mến, khán giả chia sẻ không đo bằng tiền được. (Theo Kinh Tế Đô Thị)

Nguồn Ngôi Sao: http://ngoisao.net/news/hau-truong/2007/12/3b9c25bc/