Thụy Điển có kế hoạch xây dựng nghĩa địa hạt nhân 100.000 năm
Lưu trữ an toàn chất thải hạt nhân phóng xạ là chủ đề được dư luận quan tâm, nhất là trong bối cảnh điện hạt nhân đang sôi động.

Thụy Điển có kế hoạch xây dựng nghĩa địa hạt nhân 100.000 năm
Thách thức càng lớn hơn trong tương lai, khi trí tuệ nhân tạo phát triển. Để giải quyết vấn đề nêu trên, Đại học Linkoping (Thụy Điển) đã phát triển một kế hoạch toàn diện có tên "Key Information File" (KIF).
Thực chất đây là một hồ sơ được thiết kế không chỉ để cung cấp thông tin mà còn thu hút các xã hội trong tương lai vào việc duy trì nhận thức về chất thải hạt nhân khi chôn vùi.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Thomas Keating, người đứng đầu dự án, cho biết, KIF dài 42 trang, được thiết kế nhằm khơi dậy sự tò mò và thu hút các thế hệ tương lai vào chủ đề chất thải hạt nhân.
Theo kế hoạch, các cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân rất quan trọng và sẽ được xây dựng sâu trong lòng đất để bảo quản nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, có thể lưu trữ an toàn chất thải phóng xạ cao trong thời gian tới 100.000 năm.
Kho chứa chất thải hạt nhân này của Thụy Điển sẽ được đặt ở độ sâu 1.600 feet (500 mét) dưới lòng đất trong nền đá rắn. Đây sẽ là kho chứa thứ hai cùng loại trên thế giới.
Trước đó, Phần Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thử chôn chất thải nhiên liệu hạt nhân trong một ngôi mộ địa chất, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong các thùng kín nước và chôn chúng ở độ sâu khoảng 1.312 feet (400 mét) dưới mặt đất trong khu rừng ở vùng ở phía Tây Nam Phần Lan.
Dự án kể trên sẽ được xây dựng gần nhà máy điện hạt nhân Forsmark, sử dụng phương pháp SHIRE (SHare, Imagine, REnew) để bảo quản chất thải hạt nhân an toàn và lâu dài, kể cả khi các cá nhân đã nghỉ hưu hoặc các dự án bị dừng lại.
Nguồn: Independent/IEC