Thước đo hiệu quả các hiệp định thương mại tự do

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng, Điện Biên đã khẳng định vị thế tiên phong khi vươn lên tốp đầu cả nước về chỉ số thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực vượt khó không ngừng, với sự vào cuộc quyết liệt và chiến lược hội nhập quốc tế đúng đắn, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự đồng hành mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp.

Lực lượng chức năng Cửa khẩu quốctế Tây Trang làm thủ tục thông quan cho người dân, doanh nghiệp.

Lực lượng chức năng Cửa khẩu quốctế Tây Trang làm thủ tục thông quan cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ chỉ số FTA Index là công cụđánh giá định lượng, khách quan và toàn diện năng lực thực thi các hiệp địnhthương mại tự do (FTA) tại các tỉnh, thành phố. Bộ chỉ số được xây dựng dưạtrên 4 trụ cột chính là công tác tuyên truyền, phổ biến FTA; thực hiện quy địnhpháp luật về FTA; chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh; triển khaicác cam kết về phát triển bền vững. Việc triển khai thực hiện tốt chỉ số này hỗtrợ doanh nghiệp tối ưu hóa cơ hội từ FTA, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứngvà xuất khẩu, góp phần hiện thực hóa hội nhập kinh tế quốc tế thực chất và bềnvững.

Là tỉnh biên giới tiếp giáp với 2quốc gia (Lào và Trung Quốc), Điện Biên có thuận lợi trong việc thực thi FTA. Vơívị trí riêng có của mình, tỉnh thiết lập các quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa vàtrao đổi thương mại biên giới với các tỉnh Bắc Lào thông qua Cửa khẩu quốc tế(Tây Trang - Pang Hốc), Cửa khẩu quốc gia (Huổi Puốc - Na Son) và nhiều lối mởbiên giới; và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc thông qua lối mở (A Pa Chải - LongPhú). Một số sản phẩm sản xuất tại Điện Biên như: Xi măng, chè, cà phê, cao su,nông sản và thực phẩm chế biến đã có mặt ở nhiều thị trường quốc tế.

Tỉnh đã ban hành nhiều quyết sáchquan trọng và chỉ đạo thực hiện, toàn diện, hiệu quả công tác hội nhập kinh tếquốc tế và quy định liên quan đến các cam kết và tạo thuận lợi thương mại trongcác FTA; chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính, hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước về hải quan; áp dụng quản lý rủiro toàn diện, đáp ứng yêu cầu của các FTA. Đồng thời, triển khai các biện pháphỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu, tháo gỡ chính sáchnhằm phát triển nguồn nguyên liệu, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội từ cácFTA, nhất là FTA thế hệ mới.

Nổi bật là hợp tác, xúc tiếnthương mại biên giới giữa tỉnh Điện Biên với 6 tỉnh Bắc Lào, gồm: U Đôm Xay,Phoong Sa Lỳ, Luông Pha Bang, Luông Nậm Thà, Bo Kẹo, Xay Nhạ Bu Ly. Hai bên đãký cam kết tích cực tổ chức các hội chợ thương mại biên giới, tạo thuận lợi chocác doanh nghiệp 2 bên mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác giaothương. Đồng thời, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kếtcấu hạ tầng tại cửa khẩu; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư kinh doanhkhai thác hạ tầng dịch vụ tại cửa khẩu, tập trung vào kho bãi tập kết phương tiệnhàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, logistics tại các khu chứcnăng phục vụ hoạt động thương mại và xuất, nhập khẩu.

Cùng với chính quyền địa phương,cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thích ứng, đầu tư mạnh vào công nghệvà nâng cao chất lượng sản phẩm. Điển hình là sản phẩm cà phê của Công ty TNHHHải An Mường Ảng đã xuất khẩu đi nhiều thị trường quốc tế như: Đức, Hàn Quốc,Trung Quốc và hiện đã có mặt tại 81 điểm trên thế giới. Sản phẩm của Công ty đượccông bố chất lượng, công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm và đăng kýcung cấp mã số, mã vạch; có bao bì, nhãn mác đảm bảo quy định. Công ty đã áp dụngthành công công nghệ lên men sinh học tự nhiên đối với sản phẩm cà phê; đầu tưdây truyền máy móc chế biến từ khâu xát vỏ tới việc rang xay, đóng gói, pha chếphù hợp với quy mô đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

Theo Sở Công Thương, việc khaithác tốt lợi thế từ các FTA đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và thương mạibiên giới tỉnh ngày càng phát triển; kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm,trong đó kim ngạch xuất khẩu trực tiếp các hàng hóa của Điện Biên sang các tỉnhBắc Lào chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2024, tổng kim ngạchxuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tỉnh đạt 139,96 triệu USD, tăng 8,21% so vơínăm trước (trong đó, xuất khẩu đạt 93,35 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu làvật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, nông sản). Riêng quý I/2025, tổng kim ngạchxuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 32,99 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 24,44 triệu USD, tăng 11,85% so với cùng kỳ nămtrước.

Điện Biên - mảnh đất cực Tây Tổquốc, những năm gần đây đã có những bước chuyển mình ấn tượng, từ một địaphương có xuất phát điểm không nhiều lợi thế về hạ tầng, đến nay đã vươn lênthành một điểm sáng trong bản đồ kinh tế đối ngoại của cả nước. Năm 2024, đánhdấu cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên FTA Index được triển khai đồng bộ trêntoàn quốc. Trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, Điện Biên xuất sắc nằmtrong top 10 địa phương dẫn đầu cả nước với 31,72 điểm (công bố kết quả ngày8/4/2025). Đồng thời, Điện Biên là 1 trong 8 tỉnh, thành phố được Bộ CôngThương trao Bằng khen đạt kết quả tốt trong việc đánh giá kết quả thực hiện cácHiệp định FTA Index năm 2024.

Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ từvùng đất cực Tây của Tổ quốc, Điện Biên đang từng bước khẳng định vị thế trên bảnđồ hội nhập kinh tế quốc tế. Từng điểm số FTA không chỉ là “số học hành chính”mà là phản chiếu cách lãnh đạo tỉnh coi doanh nghiệp là trung tâm chính sách.Đây là minh chứng cho tinh thần quyết tâm, sáng tạo và chủ động của tỉnh trongquá trình hội nhập cùng sự đồng hành mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp trện địabàn tỉnh. Qua đó quyết tâm biến các chỉ số FTA thành đòn bẩy chiến lược để nângtầm vị thế, từ đó, đưa Điện Biên phát triển nhanh, bền vững và toàn diện hơntrong thời gian tới.

Bài, ảnh: Quốc Huy

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/kinh-te/thuoc-do-hieu-qua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do