Thú vị biểu tượng quốc gia Slav

Quốc gia nào trên thế giới cũng có những biểu tượng hay hình ảnh đại diện… Nhờ vẻ đẹp đặc sắc và sự truyền giữ lâu đời, những biểu tượng này cũng góp phần thu hút du lịch, khiến du khách nhớ mãi về một đất nước.

Biểu tượng Nga.

Ở châu Âu, những quốc gia Slav có lẽ là nơi có nhiều biểu tượng thú vị - đa dạng nhất, nói lên các di sản thiên thiên và cả văn hóa.

Biểu tượng Belarus

Biểu tượng Ba Lan.

Biểu tượng Montenegro.

Biểu tượng Bulgaria.

Biểu tượng Croatia.

Biểu tượng Séc.

Ở Belarus, hình ảnh quen thuộc khiến mọi người tự hào quốc gia là loài bò wisent, giống bò rừng cổ xưa và nguyên thủy nhất châu Âu. Nó rất to cao, song đặc biệt có một cái lưng gù nổi bật và một bộ lông dài rậm rạp. Mỗi con vật có thể nặng cả tấn, cao 3m, đi lại lừ đừ, oai phong.

Và vì sự xấu xí nhưng cũng uy nghi ấy, người ta đã lấy nó làm hình mẫu trong bộ phim Người đẹp và Quái vật. Có tổ tiên từ kỷ băng hà, loài này đến nay vẫn tồn tại nhờ bộ lông ấm áp và cặp sừng nhọn chống mọi thú ăn thịt.

Tại Belarus, hiện có 1.500 con wisent, chiếm 25% bò rừng châu Âu. Hình ảnh của chúng thường được thấy trên nhiều tem thư, đồng rubles của Belarus cùng các thứ tiền tệ khác của châu lục.

Không chỉ có trên tem hay tiền, những chú sư tử còn gầm gừ trên quốc huy và nhiều huy hiệu Bulgaria. Khó ai ngờ, đất nước của hoa hồng, một loài hoa dịu dàng - nữ tính lại là đất nước có quốc huy mang hình ba chú sư tử mạnh mẽ, kiêu hùng đến vậy! Trên thực tế, không có sư tử hoang dã tại nước này, mà chỉ có loài mèo rừng châu Âu và linh miêu Á Âu.

Người dân nơi đây vẫn tôn vinh sư tử là quốc thú từ thế kỷ 13, vì nó là vua của muôn thú và biểu trưng của sức mạnh, quyền uy, sự dũng cảm và trung chính. Sư tử trong suy nghĩ của dân gian chính là một đất nước cường thịnh, hòa bình và sở dĩ trên quốc huy có ba chú sư tử là để chỉ ba vùng đất lịch sử lâu đời của Bulgaria, đó là Macedonia, Thrace và Moesia.

Do vai trò quan trọng của lông chồn trong lịch sử tiền tệ Croatia, loài chồn nhỏ marta đã được xem là quốc thú ở nước này. Đồng Kuna hiện giờ của Croatia về ý nghĩa cũng là từ con chồn dịch ra.

Vì đây là một sinh vật rất xinh xắn, có bộ lông và đuôi dài màu nâu bóng bẩy, trong khi ở cổ có một đốm trắng hay vàng sang chảnh. Nó đi lại cực kỳ nhẹ nhàng, uyển chuyển, thậm chí biết leo trèo, bơi lội. Ban ngày chúng chỉ ngủ trong hang sâu hoặc trên ngọn cây, tối mới săn chim, sóc, chuột.

Vì thế, ai cũng thích marta và lấy bộ lông dài gần 1m của nó để “may áo”. Trong suốt thời Trung Cổ, người dân dùng lông nó nhằm trao đổi hàng hóa và giá trị như những đồng tiền vàng. Ngày nay, marta đã được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cũng là sư tử song có hai đuôi là quốc thú của Cộng hòa Séc. Chưa hết, con vật này còn có màu bạc, đội mũ vàng, ý chỉ cả quyền lực lẫn sự linh thiêng (màu trắng là màu của sự thiêng liêng, thần thánh).

Chuyện kể rằng, Bruncvik, một chiến binh huyền thoại của Séc, nhờ sự giúp đỡ của một chú sư tử, đã chiến thắng con rồng chín đầu. Dĩ nhiên để thắng nó, chú sư tử cũng phải có nhiều điểm lạ như hai cái đuôi chẳng hạn nhằm quật ngã đối thủ hay tạo đà nhảy.

Biểu tượng Bulgaria.

Tuy nhiên, theo nhiều ghi chép thì con vật có hai đuôi chính thức từ năm 1247 qua chiếc ấn của hoàng tử Premysl Otaka II khi ông muốn nói mình sẽ là vị vua thứ hai của Bohemia. Những chú sư tử của Séc hay vua sư tử Séc luôn xuất hiện trên nhiều đồng tiền đang lưu hành ở nước này, nhất là loạt tiền xu 2018 - 2022.

Montenegro lại có biểu tượng quốc gia là con chim ưng hai đầu thể hiện cho sự thống nhất giữa giáo hội và nguyên thủ. Bắt đầu từ triều Nemanjic đã thấy hình đại bàng trắng dang cánh, cắp một chân là quyền trượng, một chân là quả cầu… Và được tiếp nối từ truyền thống xa xưa khi các đế chế như La Mã, Nga, Byzantine đều dùng chim hai đầu làm biểu tượng cho quyền lực, sự tự do, công bằng...

Đại bàng đuôi trắng cũng là quốc điểu của Ba Lan. Loài chim này đã từng sinh sống khắp Âu Á và đến nay tập trung đông đảo tại Ba Lan. Và trong hàng trăm năm, nó đã đi vào thơ ca, nhạc họa của nước này như một loài chim, thậm chí động vật không gì đẹp hơn.

Trước vẻ đẹp diễm lệ của nó, vua Lech I, nhà khai quốc trong một lần nhìn thấy loài chim này chao lượn đã quyết định dừng chân tại đây và dùng nó là hình tượng quốc gia.

Nói đến Nga, nhiều người sẽ nghĩ tới loài gấu nâu và đặc biệt là chú gấu Misha trong Olympic Moscow 1980. Do Nga là xứ sở của gấu, gồm gấu nâu, gấu đen, gấu trắng. Trong đó, loài lớn nhất là gấu Kamchatka nặng tới 700 kg. Từ thế kỷ 16, gấu đã trở thành biểu tượng văn hóa Nga, và được xây dựng thành các nhân vật như chiến sĩ, người lao động nhờ vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đôn hậu, chăm chỉ…

Biểu tượng Serbia.

Người Serbia rất tự hào về loài sói xám vuk. Vào thế kỷ 8, 9, họ còn coi sói là linh vật. Đến nay, nhiều người Serbia còn cho rằng họ tiến hóa từ sói (là người sói), chứ không phải từ vượn. Họ xem vuk là tạo vật của phù thủy và dựng nên hàng loạt những mẩu chuyện dân dã phi thường quanh vuk.

Song tựu chung, đây là một con vật rất gan dạ, kiên cường, tự tin, đầy hiệp nghĩa, trung thành xứng đáng như một chiến binh. Có rất nhiều vị thần Serbia còn mang tên, hình dạng của sói. Và dân gian cũng dành cả mùa đông để tổ chức nhiều lễ hội ca ngợi sói.

Theo Slavic Symbols

Chu Mạnh Cường

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/thu-vi-bieu-tuong-quoc-gia-slav-post606591.html