Thế vận hội Olympics chính thức bị hoãn, Nhật Bản đứng trước 5 bài toán kinh tế khó giải

Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, dự kiến bắt đầu vào tháng 7, sẽ bị hoãn lại cho đến mùa hè năm 2021. Đối với chính phủ Nhật Bản và ban tổ chức Tokyo, việc Thế vận hội bị hoãn lại tạo ra một bài toán khó giải quyết.

Thế vận hội Olympic chính thức bị hủy bỏ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng chia sẻ rằng ông thực sự muốn tổ chức sự kiện này và hy vọng đây là một biểu tượng cho thấy "nhân loại đã vượt qua virus corona".

Nhưng thông báo thứ ba vừa rồi cho biết Thế vận hội Tokyo 2020, dự kiến bắt đầu vào tháng 7, sẽ bị hoãn lại cho đến mùa hè năm 2021. Thông tin này thực sự khiến nhiều người dân Nhật Bản cảm thấy nhẹ nhõm. Các vận động viên trên khắp thế giới, những người không có đủ thời gian luyện tập bởi sự lây lan của COVID-19 nay có thể yên tâm phần nào. Việc hủy bỏ Thế vận hội lần này cũng làm giảm nguy cơ tiềm ẩn của hàng triệu người tụ tập ở Tokyo vào mùa hè trong bối cảnh đại dịch có thể vẫn tiếp diễn.

Nhưng đối với chính phủ Nhật Bản và ban tổ chức Tokyo, việc Thế vận hội bị hoãn lại tạo ra một bài toán khó giải quyết. Cả hai tổ chức chỉ có khoảng một năm để tìm ra phương án giải quyết cơn ác mộng mà sự trì hoãn này mang lại. Dưới đây là 5 thách thức Nhật Bản phải đối mặt.

Ủy ban tổ chức Tokyo có thể đảm bảo địa điểm diễn ra Thế vận hội?

Để thuê những địa điểm tổ chức, ngân sách đã chi ra 53 tỷ yên (khoảng 476,4 triệu USD) trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.

Để thuê những địa điểm tổ chức, ngân sách đã chi ra 53 tỷ yên (khoảng 476,4 triệu USD) trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.

Thế vận hội Olympic ban đầu dự kiến sẽ được tổ chức tại 43 địa điểm trên khắp Nhật Bản, bao gồm Sân vận động Olympic mới được xây dựng ở Tokyo và Đấu trường Ariake. Ngoài các địa điểm trên, ban tổ chức cũng cần đảm bảo một khu vực cho trung tâm truyền thông. Để thuê những địa điểm như vậy, ngân sách đã chi ra 53 tỷ yên (khoảng 476,4 triệu USD) trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.

"Có rất nhiều địa điểm đã được xây dựng và dành riêng cho năm tới," Yoshiro Mori, chủ tịch ban tổ chức, nói với các phóng viên vào tối thứ Ba. "Chúng tôi sẽ tốn thêm chi phí nếu phải thuê lại hay và gia hạn hợp đồng thuê [cho đến năm sau] tùy thuộc vào địa điểm."

Sau đó, là bài toán về Làng Olympic. Các chung cư mới được xây dựng tại Chuo Ward của Tokyo với sức chứa khoảng 5.000 vận động viên và huấn luyện viên. Khu dân cư Mitsui Fudosan đã bắt đầu bán nhà chung cư trong khu phức hợp Harumi Flag gồm 4.145 căn vào tháng 7 năm 2019, với một số cư dân dự kiến sẽ chuyển đến sớm nhất từ tháng 3 năm 2023.

Phát ngôn viên của Mitsui Fudosan nói: "Chúng tôi sẽ thông báo sau khi thống nhất với các bên liên quan, bao gồm Chính quyền Thủ đô Tokyo, Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo”.

Nhật Bản có thể trang trải các chi phí bổ sung hay không?

Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu các nhà tổ chức có thể chi trả các chi phí phát sinh vì hoãn tổ chức Thế vận hội năm nay hay không? Mặc dù chính phủ Tokyo và ban tổ chức có 27 tỷ yên trong quỹ dự trữ khẩn cấp, nhưng điều đó sẽ không đủ để trang trải các chi phí bổ sung.

Nikkei dự kiến việc sắp xếp, xây dựng lại kế hoạch mới sẽ tiêu tốn của ban tổ chức Tokyo 300 tỷ yên (khoảng 2,7 tỷ USD) bởi các chi phí thuê địa điểm, chi phí cho các nhân viên, hệ thống an ninh, và chi phí khách sạn cho các quan chức Olympic. Ngay cả trước khi có quyết định hoãn, chi phí xây dựng đã lên tới 12,6 tỷ USD.

Dự kiến việc sắp xếp, xây dựng lại kế hoạch mới sẽ tiêu tốn của ban tổ chức Tokyo 300 tỷ yên (khoảng 2,7 tỷ USD).

Dự kiến việc sắp xếp, xây dựng lại kế hoạch mới sẽ tiêu tốn của ban tổ chức Tokyo 300 tỷ yên (khoảng 2,7 tỷ USD).

Các luật sư sẽ bận rộn tìm hiểu xem liệu ban tổ chức có nợ các khoản tài trợ từ các nhà tài trợ trong nước hay không? Họ đã đầu tư hơn 349 tỷ yên, chiếm gần một nửa doanh thu của ủy ban. Ông Mori, đại diện của ủy ban tổ chức nói rằng "sẽ thảo luận về người chịu trách nhiệm và cách giải quyết để chi trả các chi phí."

Nhật Bản có thể đảm bảo sức khỏe cộng đồng cho các vận động viên và khán giả hay không?

Trong khi mọi người không thể dự đoán được đại dịch sẽ kéo dài bao lâu, thủ tướng Abe cam kết sẽ tổ chức Thế vận hội Olympic "an toàn và bảo mật" vào năm tới.

Tính đến ngày 24/3, số ca mắc virus corona của Nhật Bản là 1.193. Con số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với những trường hợp được phát hiện ở các quốc gia như Ý, Iran hay Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp và trường học đang bắt đầu hoạt động lại sau thời gian ngừng hoạt động.Tình trạng khẩn cấp ở hòn đảo phía bắc Nhật Bản - Hokkaido đã được dỡ bỏ.

Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng tình hình có thể nhanh chóng thay đổi bất cứ lúc nào với sự bùng nổ của các căn bệnh lây nhiễm mới. Thống đốc Tokyo, Yuriko Koike nói với các phóng viên rằng chính phủ có thể sẽ "đóng cửa thủ đô" nếu tình hình trở nên nghiêm trọng.

Liệu rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể duy trì hoạt động cho đến mùa hè?

Katsuhiro Miyamoto, giáo sư về kinh tế thể thao tại Đại học Kansai, ước tính rằng việc hoãn lại sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 640,8 tỷ yên.

Katsuhiro Miyamoto, giáo sư về kinh tế thể thao tại Đại học Kansai, ước tính rằng việc hoãn lại sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 640,8 tỷ yên.

Việc hoãn tổ chức Olympic ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nhật Bản. Quốc gia này đã hy vọng nhiều về các hoạt động liên quan đến Olympic cả trong và ngoài nước. Katsuhiro Miyamoto, giáo sư về kinh tế thể thao tại Đại học Kansai, ước tính rằng việc hoãn lại sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 640,8 tỷ yên.

Sự chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến một loạt các ngành công nghiệp, đặc biệt là khách sạn, nhà hàng và các nhà bán lẻ. Các doanh nghiệp lớn và nhỏ trước đó đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona. Tiêu dùng trong nước đã suy yếu kể từ tháng 10, khi chính phủ tăng thuế doanh thu từ 8% lên 10%.

Chính phủ của thủ tướng Abe đặt mục tiêu tăng số lượng khách du lịch nội địa lên 40 triệu người trong năm nay, nhưng đại dịch đã khiến mục tiêu này không thể xảy ra. Takayuki Miyajima, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Mizuho cho biết số lượng khách du lịch nội địa giảm mạnh, lượng khách giảm lên đến 28%, mức giảm mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Những người mua vé Olympic trước đó có được hoàn tiền không?

Ban tổ chức Tokyo đã bán được 4,48 triệu vé chỉ riêng tại Nhật Bản, trong số 6,8 triệu có sẵn trên toàn thế giới. Vé Olympic hiện đi kèm với chính sách không hoàn trả và vẫn chưa có quyết định nào về việc có thay đổi hay không.

Mặc dù Ban tổ chức Tokyo 2020 là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát việc bán vé cho các Thế vận hội, một phát ngôn viên của ban tổ chức chia sẻ rằng họ sẽ để lại vấn đề hoàn trả cho IOC để quyết định.

Toshiro Muto, CEO của ban tổ chức Tokyo 2020 cho biết: "Chúng tôi sẽ dành sự quan tâm đầy đủ [cho những người đã có vé] và sẽ đưa ra phản hồi phù hợp để không gây ra bất kỳ rắc rối nào".

Thắng Duy

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-van-hoi-olympics-chinh-thuc-bi-hoan-nhat-ban-dung-truoc-5-bai-toan-kinh-te-kho-giai-5202027375052610.htm