THẢO LUẬN TẠI TỔ SỐ 04 VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 02/11, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước. Tổ số 04 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Bắc Kạn, Lào Cai.

Toàn cảnh Phiên thảo luận tổ

Tại Phiên thảo luận Tổ, các đại biểu Quốc hội nêu rõ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt, hành động kịp thời của Chính phủ và chính quyền các cấp, sự chủ động tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân, đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó, sớm kiểm soát dịch Covid-19 thành công, có sự chia sẻ với quốc tế và từng bước hỗ trợ phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội, đạt kết quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước ta; nâng cao vai trò, khẳng định vị thế của Việt Nam.

Các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội nhằm chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp là rất kịp thời, thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành. Tuy nhiên, vẫn có vướng mắc trong chi trả, hỗ trợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng. Do đó, đại biểu Nguyễn Sơn- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh và một số đại biểu đề nghị rà soát các chính sách, biện pháp đang triển khai, các chính sách đối với doanh nghiệp; đánh giá rõ hơn kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ và làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của việc triển khai các chính sách hỗ trợ có nơi còn chậm; đồng thời xem xét thúc đẩy giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đúng liều lượng. Trên cơ sở đó, có ý kiến đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung các giải pháp để thực hiện mục tiêu phòng, chống đại dịch Covid-19 và hỗ trợ phục hồi kinh tế những tháng cuối năm 2020, nhất là với các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng và các địa phương khu vực miền trung bị tác động tiêu cực mạnh hơn do Covid đợt 2.

Bên cạnh đó, về vấn đề sản xuất trong nông nghiệp, đại biểu Lưu Thành Công- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long, và một số đại biểu cho rằng hiện nay việc đảm bảo lợi ích giữa người kinh doanh, người sản xuất và người tiêu dùng chưa hài hòa. Đại biểu đề nghị Nhà nước cần quan tâm hơn nữa về vấn đề này. Cụ thể, đại biểu chi ra rằng, cử tri kiến nghị cần đảm bảo hải hòa lợi ích kinh doanh- sản xuất- tiêu dùng. Hiện vấn đề tham gia của nhà nước chưa nhiều dẫn đến tình trạng người sản xuất làm ra hàng hóa cực nhọc bán giá rẻ nhưng người tiêu dùng lại nhận giá cao gây bức xúc.

Các đại biểu Quốc hội tại Phiên thảo luận

Ngoài ra, một số đại biểu cũng chỉ ra rằng, Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 trong đó vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại cổ phần hóa nhà nước còn chậm, mô hình quản lý chậm đổi mới; thể chế định giá đất đai, tài sản còn chưa được xử lý nhanh. Hơn nữa, giai đoạn 2021-2025 vẫn chưa có giải pháp đột phá, cần quy định cụ thể trách nhiệm, tăng chiều sâu ở cổ phần hóa, công khai minh bạch doanh nghiệp nhà nước.

Đối với vấn đề về công tác quy hoạch cơ cấu nền kinh tế, một số đại biểu chỉ ra rằng, nhiên nhiều địa phương chưa xác định đc thế mạnh, bước đi cụ thể, liên kết vùng còn lỏng lẻo. Việc kết nối gao thông trong vùng còn khó khăn, khoảng cách phát triển giữa các vùng còn lớn; phát triển kinh tế biển chưa gắn kết với bảo vệ môi trưởng, chưa sát trong báo cáo phát triển kinh tế của địa phương. Do đó, đề nghị cần xác định rõ ngành ưu tiên, đồng thời cần có sự giám sát lại cơ cấu vùng, địa phương theo đúng Nghị quyết, đúng lộ trình Quốc hội đề ra./.

Hồ Hương- Minh Thành

Nguồn Quốc Hội: http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=49607