'Thánh đường tri thức' trở thành điểm nhấn tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm nghệ thuật sáng tạo.

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp – “Thánh đường tri thức” của Thủ đô – đang thu hút sự chú ý của công chúng. Công trình là địa điểm quen thuộc với người dân Hà Nội, nay sẽ được khám phá dưới góc nhìn mới, với những trải nghiệm sáng tạo độc đáo.

Được xây dựng từ năm 1926 và chính thức trở thành Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1956, tòa nhà cổ kính này vẫn giữ nguyên nét kiến trúc Đông Dương, với thiết kế mái vòm cao, sảnh lát đá và hoa sắt đặc trưng. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, đây còn là nơi đào tạo nên nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam.

Tại lễ hội, không gian sảnh chính và vòm trần của tòa nhà sẽ trở nên sống động qua triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” với 22 tác phẩm sắp đặt ánh sáng và nghệ thuật. Điểm nhấn của triển lãm là sự kết hợp giữa điêu khắc, hình ảnh và âm thanh, để tôn vinh di sản kiến trúc, nghệ thuật của thời kỳ Đông Dương.

Báo Tin tức xin giới thiệu hình ảnh kiến trúc của 'Thánh đường tri thức":

Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" tại tòa nhà Đại học Tổng hợp, số 19 Lê Thánh Tông.

Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" tại tòa nhà Đại học Tổng hợp, số 19 Lê Thánh Tông.

Sảnh chính tòa nhà có mái vòm và những chiếc cột cao trang trí.

Sảnh chính tòa nhà có mái vòm và những chiếc cột cao trang trí.

Tại đây có các tác phẩm trang trí gồm đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh; tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika dẫn sáng, khắc chìm, lấy cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí tòa nhà Đại học Đông Dương của Kiến trúc sư Ernest Hebrard.

Tại đây có các tác phẩm trang trí gồm đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh; tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika dẫn sáng, khắc chìm, lấy cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí tòa nhà Đại học Đông Dương của Kiến trúc sư Ernest Hebrard.

Dù qua gần 100 năm, trên vòm trần tòa nhà vẫn còn hình ảnh hai con chim phượng hoàng, biểu tượng uy quyền trong văn hóa Á Đông.

Dù qua gần 100 năm, trên vòm trần tòa nhà vẫn còn hình ảnh hai con chim phượng hoàng, biểu tượng uy quyền trong văn hóa Á Đông.

Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội gần như lưu giữ được nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc cổ điển

Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội gần như lưu giữ được nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc cổ điển

Mặt trước tòa nhà, các họa sĩ trang trí những mảng kính.

Mặt trước tòa nhà, các họa sĩ trang trí những mảng kính.

Kết cấu của mái vòm vẫn bền vững qua thời gian.

Kết cấu của mái vòm vẫn bền vững qua thời gian.

"Mê lộ Đông dương" trưng bày ở hành lang.

"Mê lộ Đông dương" trưng bày ở hành lang.

Nhiều người quan tâm cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương.

Nhiều người quan tâm cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương.

Do không gian hẹp, ban tổ chức đã chia thành những đoàn nhỏ, từ 10 - 20 người lần lượt vào khám phá.

Do không gian hẹp, ban tổ chức đã chia thành những đoàn nhỏ, từ 10 - 20 người lần lượt vào khám phá.

Trên tầng 2 là không gian tham quan Bảo tàng sinh học với đầy đủ các mô hình động vật như hổ, tinh tinh, trâu, hươu...

Trên tầng 2 là không gian tham quan Bảo tàng sinh học với đầy đủ các mô hình động vật như hổ, tinh tinh, trâu, hươu...

Ngoài ra, còn nhiều cụm tác phẩm đặc sắc để du khách trải nghiệm đến ngày 17/11/2024.

Ngoài ra, còn nhiều cụm tác phẩm đặc sắc để du khách trải nghiệm đến ngày 17/11/2024.

Lê Phú/Báo Tin Tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/thanh-duong-tri-thuc-tro-thanh-diem-nhan-tai-le-hoi-thiet-ke-sang-tao-ha-noi-2024-20241110165038661.htm