Thảm cảnh của những người mẹ ôm con khi tay bị còng vào giường

Chiến dịch đàn áp tội phạm ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte khiến nhiều phụ nữ mang thai rơi vào vòng lao lý. Chuyện gì xảy ra với những đứa trẻ khi chúng chào đời?

Cô Rosemarie Santiago, bị bắt vào năm 2018 vì ma túy, đã mang thai 4 tháng khi vào tù và chỉ được ở bên con duy nhất một ngày. Cô nằm trong số hàng trăm tù nhân đang mang thai khi bị tạm giam ở Philippines. Có trường hợp phải đợi tận 10 năm để được xét xử. Cô Santiago cho biết bản thân không liên quan đến ma túy nhưng đã nhận tội theo lời khuyên của nhà chức trách để tránh phải chờ xét xử lâu hơn.

Cô Rosemarie Santiago, bị bắt vào năm 2018 vì ma túy, đã mang thai 4 tháng khi vào tù và chỉ được ở bên con duy nhất một ngày. Cô nằm trong số hàng trăm tù nhân đang mang thai khi bị tạm giam ở Philippines. Có trường hợp phải đợi tận 10 năm để được xét xử. Cô Santiago cho biết bản thân không liên quan đến ma túy nhưng đã nhận tội theo lời khuyên của nhà chức trách để tránh phải chờ xét xử lâu hơn.

Chính quyền của ông Duterte tăng cường các chiến dịch đàn áp tội phạm ma túy, dẫn đến cái chết của khoảng 25.000 người. Số lượng tù nhân nữ là 15.000 trường hợp, trong đó có 1.600 người đang mang thai. Chiến dịch đàn áp gây nhiều tranh cãi này đối mặt với sự chỉ trích dữ dội từ người dân trong nước và các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới.

Chính quyền của ông Duterte tăng cường các chiến dịch đàn áp tội phạm ma túy, dẫn đến cái chết của khoảng 25.000 người. Số lượng tù nhân nữ là 15.000 trường hợp, trong đó có 1.600 người đang mang thai. Chiến dịch đàn áp gây nhiều tranh cãi này đối mặt với sự chỉ trích dữ dội từ người dân trong nước và các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới.

 Các phụ nữ thường chăm sóc con của mình trong điều kiện hết sức khó khăn, đôi khi tay vẫn bị còng vào giường bệnh, trong khi một số người khác gửi con cho gia đình. WHO khuyến cáo trẻ em nên được bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu, khác hẳn so với thời gian một tháng được cục quản lý nhà tù ở Philippines quy định trong hướng dẫn. Một số cơ quan chức năng còn tách đứa trẻ khỏi mẹ của chúng chỉ sau một ngày.

Các phụ nữ thường chăm sóc con của mình trong điều kiện hết sức khó khăn, đôi khi tay vẫn bị còng vào giường bệnh, trong khi một số người khác gửi con cho gia đình. WHO khuyến cáo trẻ em nên được bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu, khác hẳn so với thời gian một tháng được cục quản lý nhà tù ở Philippines quy định trong hướng dẫn. Một số cơ quan chức năng còn tách đứa trẻ khỏi mẹ của chúng chỉ sau một ngày.

 Những người mẹ thường chăm sóc con của mình trong điều kiện hết sức khó khăn, đôi khi tay vẫn bị còng vào giường bệnh. Những tù nhân như cô Santiago buộc bải giao con mình cho gia đình. Có trường hợp ba phụ nữ và con nhỏ ở chung trong “khu dành cho các bà mẹ” chật chội. Căn phòng có năm chiếc giường, một phòng tắm chung, một tủ đựng thức ăn và một kệ đồ chơi.

Những người mẹ thường chăm sóc con của mình trong điều kiện hết sức khó khăn, đôi khi tay vẫn bị còng vào giường bệnh. Những tù nhân như cô Santiago buộc bải giao con mình cho gia đình. Có trường hợp ba phụ nữ và con nhỏ ở chung trong “khu dành cho các bà mẹ” chật chội. Căn phòng có năm chiếc giường, một phòng tắm chung, một tủ đựng thức ăn và một kệ đồ chơi.

 Tại Viện Cải huấn dành cho Phụ nữ duy nhất trên toàn quốc, các bà mẹ có thể dành một năm ở bên con, khác với hầu hết cơ sở giam giữ khác. Những người ủng hộ nhân quyền nói rằng Philippines đang vi phạm "Quy tắc Bangkok", hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về đối xử với phụ nữ bị giam giữ. Theo đó, việc xác định khoảng thời gian bên con của các bà mẹ phải được “thực hiện vì lợi ích tốt nhất của trẻ”.

Tại Viện Cải huấn dành cho Phụ nữ duy nhất trên toàn quốc, các bà mẹ có thể dành một năm ở bên con, khác với hầu hết cơ sở giam giữ khác. Những người ủng hộ nhân quyền nói rằng Philippines đang vi phạm "Quy tắc Bangkok", hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về đối xử với phụ nữ bị giam giữ. Theo đó, việc xác định khoảng thời gian bên con của các bà mẹ phải được “thực hiện vì lợi ích tốt nhất của trẻ”.

 Tại Philippines, Ủy ban Nhân quyền cho biết có sự không thống nhất trong việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe dành cho các bà mẹ là phạm nhân. Chỉ 37 trong số 84 buồng giam dành cho phụ nữ có phòng cho con bú. Ông Raymund Narag, người ủng hộ cải cách nhà tù ở Philippines, cho biết việc thiếu cơ chế pháp lý tạo ra sự thiếu đồng bộ trong cách quản lý của cán bộ trại giam. Tại một số nhà tù, văn phòng được dùng làm nơi ở của các bà mẹ còn cán bộ trại giam thậm chí đã nhận nuôi con của các phạm nhân.

Tại Philippines, Ủy ban Nhân quyền cho biết có sự không thống nhất trong việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe dành cho các bà mẹ là phạm nhân. Chỉ 37 trong số 84 buồng giam dành cho phụ nữ có phòng cho con bú. Ông Raymund Narag, người ủng hộ cải cách nhà tù ở Philippines, cho biết việc thiếu cơ chế pháp lý tạo ra sự thiếu đồng bộ trong cách quản lý của cán bộ trại giam. Tại một số nhà tù, văn phòng được dùng làm nơi ở của các bà mẹ còn cán bộ trại giam thậm chí đã nhận nuôi con của các phạm nhân.

 Giám đốc tổ chức NoBox Inez Feria cho biết nhà tù, thẩm phán và quản giáo quyết định việc đối xử với các bà mẹ bị giam giữ. Tổ chức ủng hộ cải cách chính sách về ma túy này cũng đã hỗ trợ thả các bà mẹ và những người dễ bị tổn thương ra khỏi nhà tù. Các chuyên gia cũng đề xuất những lỗ hổng về mặt quản lý cần được giải quyết thông qua luật và hướng dẫn mới của Tòa án Tối cao, đồng thời bổ sung các sửa đổi trong sổ tay quản lý nhà tù tại Philippines nhằm bảo đảm điều kiện sống cho các bà mẹ ở đây.

Giám đốc tổ chức NoBox Inez Feria cho biết nhà tù, thẩm phán và quản giáo quyết định việc đối xử với các bà mẹ bị giam giữ. Tổ chức ủng hộ cải cách chính sách về ma túy này cũng đã hỗ trợ thả các bà mẹ và những người dễ bị tổn thương ra khỏi nhà tù. Các chuyên gia cũng đề xuất những lỗ hổng về mặt quản lý cần được giải quyết thông qua luật và hướng dẫn mới của Tòa án Tối cao, đồng thời bổ sung các sửa đổi trong sổ tay quản lý nhà tù tại Philippines nhằm bảo đảm điều kiện sống cho các bà mẹ ở đây.

Kỳ Sơn

Theo Washington Post

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tham-canh-cua-nhung-nguoi-me-om-con-khi-tay-bi-cong-vao-giuong-post1203862.html