Tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính

Qua 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa VKSND và TAND hai cấp TP Hà Nội, kết quả tỷ lệ giải quyết án hành chính tăng cao, không có án bị cấp giám đốc thẩm xử sửa, hủy do có lỗi chủ quan của Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Ngày 10/10, tại trụ sở VKSND TP Hà Nội, đồng chí Đào Thịnh Cường, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác giải quyết án hành chính giữa VKSND và TAND TP Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND TP Hà Nội dự và đồng chủ trì Hội nghị.

 Đồng chí Đào Thịnh Cường, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội và đồng chí Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND TP Hà Nội đồng chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Đào Thịnh Cường, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội và đồng chí Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND TP Hà Nội đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Kim Sáu, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật VKSND tối cao (Vụ 10), đại diện VKSND cấp cao 1, đại diện lãnh đạo các cơ quan Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội, cùng lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ và cán bộ, công chức 2 cơ quan VKSND và TAND TP Hà Nội.

Quy chế 01/QCPH/VKS-TA ngày 11/5/2023 giữa VKSND TP Hà Nội và TAND TP Hà Nội (Quy chế 01) được ký kết trên cơ sở thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, nêu tại Chỉ thị số 05/CT-VKS ngày 18/10/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao.

 Đồng chí Đào Thịnh Cường, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Đào Thịnh Cường, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Sau khi ký Quy chế, lãnh đạo hai ngành của TP Hà Nội đã tổ chức quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, công chức hai cấp của VKSND và TAND hai cấp thành phố tại các cuộc họp giao ban và qua hệ thống văn bản điều hành của mỗi Ngành.

Trên cơ sở các nội dung phối hợp được nêu trong Quy chế 01, lãnh đạo hai ngành VKSND – TAND TP Hà Nội đã thường xuyên trao đổi những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ, theo dõi chặt chẽ các vụ án để có hướng chỉ đạo kịp thời. Đồng thời, chỉ ra những vi phạm, tồn tại, thiếu sót để kịp thời khắc phục, qua đó, đảm bảo công tác thụ lý, giải quyết án hành chính đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục pháp luật, hạn chế tình trạng án hủy, án sửa có lỗi của hai ngành.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội nhấn mạnh: Công tác giải quyết các vụ án hành chính trong những năm gần đây ngày càng được Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội rất quan tâm. Đặc biệt, VKSND tối cao, TAND tối cao đã có nhiều văn bản chỉ đạo với khâu công tác này.

 Đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Tại Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 18/12/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao, tiếp tục xác định công tác kiểm sát án hành chính là nhiệm vụ trọng tâm đột phá của toàn Ngành trong năm 2024.

Tại Chỉ thị số 01/2024/CT-CA ngày 2/1/2024 của Chánh án TAND tối cao, về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2024 cũng nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử án hành chính, hạn chế thấp nhất việc để án quá hạn do lỗi chủ quan; chú trọng các phiên tòa trực tuyến.

“Thực hiện chỉ đạo của VKSND tối cao, TAND tối cao, đồng thời để công tác phối hợp liên ngành ngày càng gắn bó, hiệu quả, ngày 11/5/2023, hai ngành, VKSND TP và TAND TP Hà Nội đã thống nhất ký kết Quy chế phối hợp số 01/QCPH/VKS-TA trong công tác giải quyết án hành chính giữa VKSND và TAND TP Hà Nội. Đây là Quy chế phối hợp công tác đầu tiên được ký kết giữa hai cơ quan trong công tác giải quyết án hành chính, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử", đồng chí Ngô Hồng Sơn cho biết.

 Đồng chí Đào Sĩ Hùng, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Đào Sĩ Hùng, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Theo báo cáo, qua một năm triển khai thực hiện Quy chế 01, hai cơ quan đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, như: Tỷ lệ giải quyết án tăng cao hơn so với trước đây, số phiên tòa rút kinh nghiệm, số phiên tòa trực tuyến được tổ chức nhiều hơn và đảm bảo chất lượng tốt hơn; không có án bị cấp giám đốc thẩm xử sửa, hủy có lỗi chủ quan của Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Kết quả công tác thụ lý giải quyết các vụ án, vụ việc hành chính sơ thẩm sau 1 năm thực hiện Quy chế 01: Tổng số thụ lý 1.023 vụ (số cũ 665 vụ; thụ lý mới 385 vụ; tiếp tục giải quyết 3 vụ), giảm 7 vụ với cùng kỳ.

Trong đó, đã giải quyết 447 vụ, đạt tỷ lệ 42,45%, tăng 57 vụ = 14,6% so với cùng kỳ năm trước (tính đến ngày 30/9/2024, tỷ lệ giải quyết án hành chính sơ thẩm của hai cấp đạt 50,6%).

Cụ thể: Tòa án đưa ra xét xử 248 vụ; Quyết định đình chỉ trước phiên tòa 197 vụ; Quyết định tạm đình chỉ 2 vụ. Số còn lại 576 vụ (trong đó chiếm hơn 56 % là án thụ lý trước ngày 31/5/2023).

 Đồng chí Phí Minh Hải, Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Phí Minh Hải, Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

VKSND 2 cấp TP Hà Nội đã ban hành 2 kháng nghị, 3 kiến nghị khắc phục vi phạm, 3 kiến nghị phòng ngừa và Báo cáo kháng nghị 5 vụ.

Kết quả công tác thụ lý giải quyết các vụ án, vụ việc hành chính ở cấp phúc thẩm: Tổng số thụ lý 27 vụ (cũ 5 vụ; mới 22 vụ), giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm trước. Đã giải quyết 21 vụ (giảm 9 vụ so với cùng kỳ).

Cụ thể, y án sơ thẩm 17 vụ; sửa án 1 vụ; hủy án 1 vụ; hủy và đình chỉ 2 vụ. Số còn lại 6 vụ.

Trong kỳ, TAND - VKSND hai cấp TP Hà Nội không có vụ án nào bị cấp giám đốc thẩm hủy, sửa do có lỗi của cơ quan tố tụng cấp dưới. Có 1 vụ được TAND cấp cao sửa là theo kháng nghị của VKSND TP Hà Nội.

Đối với các vụ án hủy, sửa đều đã được TAND – VKSND TP Hà Nội họp đánh giá nguyên nhân, rút kinh nghiệm, xác định rõ có hay không trách nhiệm của Thẩm phán, Kiểm sát viên đối với các vụ án bị hủy, sửa để rút kinh nghiệm chung.

 Đồng chí Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã có bài tham luận, phát biểu đóng góp nhiều ý kiến, nội dung thiết thực về thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án hành chính; giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án hành chính…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đào Thịnh Cường, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội đánh giá, Quy chế 01 cho thấy, bước đầu đạt được những kết quả nhất định trong công tác giải quyết án hành chính. Công tác phối hợp giữa 2 ngành gắn bó chặt chẽ, thể hiện trong việc xác định giải quyết các vụ án phức tạp, án được dư luận quan tâm, chú ý. Tỷ lệ giải quyết án tăng 14,6% so với cùng kỳ; số phiên tòa rút kinh nghiệm, phiên tòa trực tuyến được nâng cao về số lượng và chất lượng. Qua đó, chất lượng công tác kiểm sát, công tác xét xử ngày càng chuyển biến, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành ở địa phương.

 Đồng chí Trần Chí Thành, Phó Trưởng phòng 10, VKSND TP Hà Nội trình bày báo cáo tại Hội nghị.

Đồng chí Trần Chí Thành, Phó Trưởng phòng 10, VKSND TP Hà Nội trình bày báo cáo tại Hội nghị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt vẫn còn một số tồn tại được nêu trong báo cáo và các tham luận. “Tại Hội nghị, những tồn tại này đã được phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục. Trong thời gian tới, giữa hai ngành cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ, để các giải pháp phát huy hiệu quả trong thực tiễn”, đồng chí Đào Thịnh Cường nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo liên ngành, đồng chí Đào Thịnh Cường đề nghị, trong thời gian tới, VKSND và TAND hai cấp TP Hà Nội tập trung thực hiện một số nội dung công tác sau:

Một là, phối hợp để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án hành chính, nhất là, một số vụ án hành chính tồn đọng kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xét xử và công tác kiểm sát xét xử nhằm đảm bảo việc giải quyết án hành chính đúng quy định của pháp luật; các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được tôn trọng bảo vệ. Hạn chế mức thấp nhất án hành chính bị sửa, hủy do lỗi chủ quan.

 Đồng chí Nguyễn Huy Mạnh, Viện trưởng VKSND huyện Sóc Sơn trình bày tham luận tại Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Huy Mạnh, Viện trưởng VKSND huyện Sóc Sơn trình bày tham luận tại Hội nghị.

Hai là, tiếp tục quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết án hành chính; quan tâm việc ban hành các thông báo rút kinh nghiệm thông qua các vụ án bị sửa, hủy để cùng rút kinh nghiệm chung, tránh mắc phải những lỗi tương tự.

Ba là, đối với án hành chính biệt phái phân công cho các đồng chí Thẩm phán, Kiểm sát viên trung cấp ở các quận, huyện; tập trung giải quyết dứt điểm, nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo lãnh đạo VKSND, TAND thành phố để có hướng giải quyết.

 Đồng chí Nguyễn Hồng Lam, Chánh Tòa Hành chính, TAND TP Hà Nội phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Hồng Lam, Chánh Tòa Hành chính, TAND TP Hà Nội phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Bốn là, đề nghị Phòng 10 VKSND thành phố và Tòa Hành chính TAND thành phố phối hợp, khẩn trương hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế, trình lãnh đạo 2 cơ quan ký ban hành. Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy chế sẽ được tiến hành định kỳ, đi vào nề nếp.

Năm là, đề nghị các sở, ngành của Thành phố và UBND quận, huyện thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Nhất là, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, tham gia đối thoại, tham gia phiên tòa... giúp cho 2 ngành VKSND và TAND TP Hà Nội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị.

 Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

 Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

 Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

 Đồng chí Trần Thị Minh Ngọc, Trưởng phòng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Viện 2), VKSND cấp cao 1 phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Trần Thị Minh Ngọc, Trưởng phòng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Viện 2), VKSND cấp cao 1 phát biểu tại Hội nghị.

 Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

 Đồng chí Đàm Vĩnh Tường, Chánh án TAND quận Đống Đa phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Đồng chí Đàm Vĩnh Tường, Chánh án TAND quận Đống Đa phát biểu tham luận tại Hội nghị.

 Đồng chí Định Thị Tuyết Mai, Phó trưởng Phòng 10, VKSND TP Hà Nội phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Đồng chí Định Thị Tuyết Mai, Phó trưởng Phòng 10, VKSND TP Hà Nội phát biểu tham luận tại Hội nghị.

 Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

 Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

 Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm tại VKSND TP Hà Nội.

Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm tại VKSND TP Hà Nội.

Hồng Nguyên

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/ban-tin-kiem-sat/tang-cuong-phoi-hop-nang-cao-hieu-qua-giai-quyet-cac-vu-an-hanh-chinh-166276.html