Ngày 30.5, tại bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã diễn ra nghi lễ Đông Sửa, nét văn hóa tâm linh độc đáo của đồng bào Thái đen mở màn cho chuỗi các hoạt động tại Ngày hội xoài Yên Châu lần thứ VI năm 2025.
Vùng đất Bồng Báo xưa nằm giữa khu vực sinh sống của con người thuộc văn hóa Đa Bút (làng Đa Bút), di chỉ Rú Hến (làng Kênh Thủy, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc). Nhắc đến đất Bồng Báo là nhắc đến hai làng Biện Thượng và Biện Hạ, nơi thờ các vị tiên tổ họ Trịnh.
'Tôi nhận ra chân giá trị của hạnh phúc khi tận mắt chứng kiến những biên đội máy bay hiện đại chao lượn kèm tiếng động cơ reo trên bầu trời TP Hồ Chí Minh. Bỗng dưng trong tôi dậy lên cảm xúc thiêng liêng, tự hào khó tả...'.
Trong hai ngày 6 và 7-4 (tức ngày 9 và 10-3 âm lịch), Ban Quản lý Di tích đình Hùng Vương, phường Trưng Vương (TP. Thái Nguyên) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025, thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.
Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng BaNgày 10 tháng Ba âm lịch, những người con Việt Nam ở mọi miền Tổ quốc và trên khắp thế giới lại hướng về ngày Giỗ Tổ, tri ân công đức tổ tiên, các bậc vua Hùng đã có công khai mở cơ đồ, dựng xây đất nước. Cũng chính những ngày này, mỗi người lại càng thấm sâu hơn truyền thống văn hóa, sức mạnh của đoàn kết, của tinh thần, ý chí người Việt, để hiện thực khát vọng phát triển bứt phát hơn nữa, tiến vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ngày 7-4, tức mùng 10 tháng Ba âm lịch, cùng với cả nước, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, nếu không đến được Đền Hùng thì chủ động sắm lễ vật để làm mâm cúng trang nghiêm, trước là cúng giỗ Tổ, sau là cúng tổ tiên. Mọi người có thể tham khảo khung giờ đẹp lên hương và văn khấn cúng chuẩn ngày giỗ Tổ Hùng Vương dưới đây.
Hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về Đền Hùng, thành kính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng trước ngày Giỗ Tổ mùng 10-3.
Sáng 2/4 (tức mùng 5/3 năm Ất Tỵ), đoàn đại biểu huyện Tân Sơn đã thành kính tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Tham dự lễ dâng hương có các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội; lãnh đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Ngày 2/4 (tức mùng 5/3 năm Ất Tỵ), huyện Lâm Thao thành kính tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Ngày 1/4 (tức mùng 4/3 năm Ất Tỵ), huyện Thanh Ba thành kính tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Ngày 31/3 (tức mùng 3/3 năm Ất Tỵ 2025), Đoàn đại biểu huyện Thanh Sơn đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Sáng 31/3 (tức mùng 3/3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Đoàn đại biểu huyện Cẩm Khê do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng- TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Cùng tham dự lễ dâng hương có lãnh đạo Khu di tích Lịch sử Đền Hùng; các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Sáng 29-3 (mùng 1-3 năm Ất Tỵ), đoàn Báo Tuyên Quang do đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh làm Trưởng đoàn đã dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP Việt Trì và dâng hương tại Đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ).
Ngày 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), thị xã Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tham dự lễ dâng hương có các đồng chí Thường trực Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn; các xã, phường trên địa bàn.
Sáng 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, huyện Tam Nông tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và các bậc tiền nhân để tỏ lòng tri ân sâu sắc công đức Tổ tiên.
Ngày 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), thành phố Việt Trì tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Dưới bóng cây, tôi đã từng nằm mơ về những chân trời xa, về những chuyến đi, về tương lai rộng mở. Cũng như cây xoài, tôi đã vươn mình lên từ vùng quê nhỏ bé, ôm ấp bao khát vọng tuổi trẻ.
Là 'ông tổ' khai khoa của họ Nhữ Việt Nam, Tiến sĩ Nhữ Văn Lan còn được gắn với giai thoại khó tin về thế đất 'bần cục'...
Đình Tân An (người dân địa phương thường gọi là đình Bến Thế) được xây dựng từ 205 năm trước, tọa lạc tại tỉnh Bình Dương. Ngôi đình trở nên huyền bí khi hai cổng được bao bọc bởi chùm rễ cây đa.
Nằm nép mình bên dòng sông Đáy hiền hòa, xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh từ lâu đã nổi tiếng với Lễ hội giã bánh giầy độc đáo.
Ngày 10/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành tổ chức Lễ tế Xã Tắc năm 2025.
Là nghi lễ cung đình triều Nguyễn, lễ tế Xã Tắc được tổ chức nhằm cầu thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và nhân dân ấm no.
Một hoạt động văn hóa tín ngưỡng quan trọng của người Việt trong mùa lễ hội đầu năm là đi tảo mộ, chỉnh trang nơi yên nghỉ của tiên tổ, ông bà.
Lô Lô đen là một trong số dân tộc thiểu số rất ít người của Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ sinh tồn và tiếp biến văn hóa, người Lô Lô đen tự hào là một dân tộc còn giữ được nhiều nét bản sắc từ trong truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, trống đồng trong nghi thức tang ma được xem là nét văn hóa độc đáo, kỳ thú, đặc trưng nhất, thậm chí được xem là một yếu tố nhận diện rõ nhất bản sắc văn hóa của người Lô Lô đen.
Thường trực Hội đồng họ Lê tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ giỗ lần thứ 294 của vua Lê Dụ Tông và Tết Khuyến học họ Lê Thanh Hóa lần thứ 2.
Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc xã Tiến Xuân diễn ra với màn đồng diễn trình tấu chiêng Mường của 500 hội viên phụ nữ xã Tiến Xuân, hát múa bài Lời chiêng, múa Vũ điệu kết đoàn. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp trang phục dân tộc Mường, những điệu múa đặc trưng của người dân xã Tiến Xuân.
Việc dâng hương tưởng niệm Kinh Dương Vương vào dịp giỗ Đức Thủy tổ thể hiện niềm tôn kính của các thế hệ con Lạc-cháu Hồng đối với tiên tổ, đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi.
Trong chương trình tổ chức lễ hội Đền Trần đã đã diễn ra lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đây là một nghi thức trong chương trình Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Thắp hương là một nghi thức quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, đặc biệt vào các ngày Rằm. Việc thắp bao nhiêu nén hương không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc về mặt phong thủy và tâm linh.
Ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng) tại Nam Định đã diễn ra nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, mở đầu cho lễ khai ấn đền Trần năm nay.
Sáng 6/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc hiền tài có công với đất nước.
Sáng 6/2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân và khai Xuân Ất Tỵ tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiền nhân, hiền tài có công với đất nước.
Hôm nay, 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Ngày 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.
Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia miếu Tiên Công (xã Cẩm La, TX Quảng Yên, Quảng Ninh), đã diễn ra lễ rước các 'cụ Thượng' lên tế lễ tại miếu Tiên Công.
Lễ hội Tiên Công 2025 (Quảng Yên, Quảng Ninh) diễn ra từ ngày 2-4/2. Thời điểm chính hội ngày mùng 7 tháng Giêng năm nay đã có hơn 100 cụ đến tuổi thượng thọ tròn 80, 90 và 100 tuổi dẫn lễ lên miếu Tiên Công, nơi thờ 17 vị Thành hoàng làng đã có công quai đê, lấn biển, lập làng...
Ngày 4/2, UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025.