Không chỉ ẩn, xóa các video nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo làm chân mày, môi phong thủy nhằm cải tướng đổi vận, Fanpage của một số cơ sở thẩm mỹ cũng đột nhiên biến mất.
Top 10 chung khảo của mùa giải Dế Mèn lần 6 - 2025 gồm 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ, cùng 6 tác phẩm văn xuôi.
'Gia Lai một hai ba' của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.
Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: 'Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở'.
'Bầu trời trở lại' của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.
Ngoài hoa hồng, chocolate theo truyền thống, giới trẻ Đà Nẵng còn chọn baby three để làm quà tặng dịp lễ Valentine.
Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ 'Mùa em'. Mời các bạn cùng đọc.
Qua bài thơ 'Em về bình minh', dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.
Bài thơ 'Gọi xuân' của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...
Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.
Với sự phối hợp tích cực của hai ngành lao động, thương binh và xã hội (LĐ,TB&XH) và công an, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã triển khai thu thập, cập nhật thông tin về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đinh Phương tên thật là Nguyễn Trọng Hưng. Anh sớm thành danh bằng văn xuôi với tiểu thuyết 'Nắng Thổ Tang'-Giải thưởng tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ nhất-2021.
Ai đó từng nói: 'Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất'. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại sản phẩm được quảng bá là dùng để cai nghiện thuốc lá nhanh chóng, dễ dàng. Nhiều người đã không ngần ngại móc hầu bao mua các loại 'thần dược' này để mong đoạn tuyệt với thuốc lá, nhưng công dụng chẳng thấy đâu mà ngược lại còn rước thêm họa vào thân.
Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...
Cơ quan công an đang điều tra làm rõ nguồn gốc của hơn 400 tấn đá thạch anh được một đối tượng tập kết tại bìa rừng
Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy, thạch anh vỡ vụn phản ứng với nước, cung cấp điều kiện cần thiết cho tiến hóa của vi sinh vật quang hợp sản sinh phần lớn oxy trong khí quyển ngày nay.
Đón xuân này nhớ những xuân xưa là cảm xúc được tác giả Nguyễn Trọng Đồng trong bài thơ 'Mùa xuân ở lại'. Đó là mùa xuân tràn ngập núi đồi, tiếng cồng chiêng ngân vang, lửa trại bập bùng...
'Bài thơ không tên' của nhà thơ Dương Kỳ Anh là những dòng cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện sự kiên định của niềm hy vọng, chờ đợi vào sự hồi đáp của cô gái đối với tình yêu.
Thế hệ 7X chúng tôi có biết bao ký ức đáng yêu về Tết. Hồi đó, những nếp nhà trong làng thường chỉ cách nhau một khoảng vườn đủ rộng.
Có nhiều kiểu gùi, nhiều kiểu nhớ, nhiều cách hiểu về 'chợ tình Khâu Vai'-phiên chợ khiến nhiều người xa xót, nhiều người thổn thức, nhiều người ngạc nhiên và nhiều người mơ ước lẫn thán phục.
'Về quê' là một bài thơ đầy nỗi niềm của nhà thơ Bút Biển khi trở về thăm quê. Khung cảnh xưa còn đó nhưng nay đã thiếu vắng bóng hình thân thương của Mẹ...
Lê Vi Thủy là giáo viên dạy Mỹ thuật nên dấu ấn sắc màu, bố cục hiện rất rõ trong thơ chị. Đọc thơ Lê Vi Thủy, ta có cảm giác có thể xắn ra từng mảng, dẫu rất mơ hồ và dù có thể ta không biết đấy là những mảng gì.
Huỳnh Thúy Kiều là nhà thơ giàu chất Nam Bộ nhất mà tôi biết. Thơ chị thấm đẫm hồn vía đồng bằng (cách người miền Tây gọi quê mình).
Miền ký ức xưa cũ mênh mang chợt ùa về trong một sớm mưa thu được tác giả Trịnh Thành Công thể hiện bằng những dòng thơ êm đềm, mềm mại trong tác phẩm 'Sang mùa'.
Chương trình Ngày xửa, ngày xưa 33 của Sân khấu IDECAF tại Nhà hát Bến Thành (TP HCM) lại thu hút khán giả trong mấy ngày qua.
Nhớ thương làng quê từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của khá nhiều nhà thơ. Với 'Nhớ làng', tác giả Khánh Vĩ đem đến cho bạn đọc những xúc cảm vừa thân quen vừa mới mẻ: 'Em là con gái chân quê/Cõng mưa ướt sũng lời thề hứa hôn'.
Sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, sân khấu kịch – xiếc đã sôi động trở lại với những vở diễn độc đáo dành cho thiếu nhi.
Tháng năm mùa nhớ-mùa hoa-mùa chia tay ắp đầy kỷ niệm tuổi học trò. Và mùa nhớ ấy được tác giả Nguyễn Tấn Hỷ gửi đến bạn đọc bằng tiếng thơ đượm cảm xúc: 'Rực trời màu phượng đỏ/Thắp lửa mùa chia tay...'.
Ngày xửa ngày xưa số 33 - 'Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad: Đại chiến nàng tiên cá' hứa hẹn là món quà tuyệt vời cho thiếu nhi dịp hè này.
'Mẹ một đời gạn đục/Để khơi trong cho mắt ta hiền' là những câu thơ hay trong bài 'Bỗng chiều đổ gió' của tác giả Lữ Hồng. Bài thơ đã nói hộ tiếng lòng của biết bao người con đối với mẹ.
Cứ mỗi lần trở lại Pleiku tôi thường tìm đến một quán cà phê nào đó. Không cần view đẹp, nhạc hay, chỉ cần thức uống hợp khẩu vị và gợi nhớ. Hoặc cũng có thể được bạn bè đưa tôi đến một cái quán vừa mới khai trương trước khi thể hiện thái độ ngầm bảo rằng: Bạn sẽ thích bởi mọi thứ sẽ không chê vào đâu được!
Trong cuộc đời mỗi con người có biết bao nỗi nhớ, bao niềm khắc khoải luyến thương, hẳn ai cũng sẽ ít nhiều dành riêng một góc lòng mình cho mẹ cha, cho quê hương, cho mái nhà ấu thơ yêu dấu. Trên hành trình dựng xây khát vọng của riêng mình vẫn đau đáu hướng về nguồn cội.
Đối với tôi, thầy-cô giáo chính là người truyền cảm hứng. Không phải ngẫu nhiên mà William A. Warrd-nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ thế kỷ XX lại cho rằng: 'Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng'.
Nhà ở bên bờ sông, cách bến đò bởi vạt cải ngồng và rặng tre um tùm soi bóng nước. Những trò chơi thuở nhỏ thường diễn ra nơi bến sông này. Nhất là mùa sông cạn, đám trẻ chúng tôi hay lội xuống nước bắt cua, cá hay trèo lên chiếc đò nằm gối bãi nghịch phá. Thế nên khi đi xa, nhớ về quê nhà, nhiều người không thể không nhớ về chiếc đò ngang qua lại bến sông mà họ từng gắn bó khi đi chợ, đi làm đồng.
Tháng 11, lật trang sách cũ khiến tôi nao lòng nhớ hình bóng thầy cô. Từ những con chữ nắn nót đầu tiên, vết chì tẩy xóa lem nhòe trang vở, đến những bài học của tuổi mới lớn đôi khi bồng bột, để rồi nhận ra bao điều thấm thía.
Với tôi, cánh đồng lúa và khung cảnh miền quê thanh bình luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Dù là mỗi sớm mai hay chiều tà, dù khi cánh đồng đang được cày bừa đầy mùi bùn đất hay là sau mùa gặt chỉ còn lại gốc rạ và lác đác vài loài hoa dại, tôi luôn tìm thấy ở đó một sự ấm áp thương yêu, cảm giác ngọt ngào đầy lôi cuốn.
Tôi nhớ phố núi Pleiku, nơi có nhiều người bạn thời đại học. Tôi vẫn chọn thành phố này là chốn đi về của kỷ niệm. Sau những lo toan, buồn vui của cuộc sống hình như sự đón tiếp niềm nở, cái bắt tay thật chặt và nụ cười thân thiện của bạn bè nơi đây đã làm tan biến nhiều mối lo toan, muộn phiền trong tôi.
Những cơn mưa cuối mùa nhắc nhớ có bão xa vừa dứt, trời Tây Nguyên trở nên rỡ ràng. Đón bình minh không còn sương mù dày từng lớp, mưa nhẹ hạt lây phây. Ngày sáng dịu, tia nắng yếu vén da trời xanh lơ. Hoàng hôn chừng như cũng ngắn lại, nhẹ nhàng hơn cùng cảnh sắc. Đã có gió đông về, hiu hiu, lành lạnh.
Lối kiến trúc ngôi nhà có sân vườn của người Việt từ xưa không thể thiếu cổng ngõ. Ngoài chức năng phân giới, bảo vệ vòng ngoài, cổng ngõ còn thể hiện yếu tố thẩm mỹ, giữ vai trò văn hóa tâm linh trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà.
Những ngọn gió bấc hun hút tràn về. Ở quê nhà, hẳn là đất trời đã khoác lên màn sương lạnh chùng chình trắng xóa. Tôi hình dung dáng ngoại ngồi trên bậu cửa chải tóc. Thể nào cũng có vài sợi tóc rụng vướng vào chiếc lược gỗ, bàn tay nhăn nheo của ngoại gỡ từng sợi vo tròn rồi nhẹ nhàng giắt lên mái hiên. Làn tóc bạc màu cứ thưa dần như hàng cây rụng lá vàng xao xác trước ngõ. Chiều nay, mưa bụi vấn vương giữa phố vắng thưa người, lòng tôi giăng kín nỗi nhớ ngoại khôn nguôi.
Trong con hẻm nhỏ ở quận 1, hầu hết người dân đã nhiễm nCoV. Thoát khỏi dịch bệnh, họ đối mặt với nhiều mất mát, chật vật để tái thiết cuộc sống.