Đồng thầy Lê Thị Thanh Hiền, người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thờ Mẫu linh thiêng, mỗi độ xuân về, khi hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu Phật tử cùng tao nhân mặc khách từ khắp mọi miền Tổ quốc lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành hương về với miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành.
Với chủ đề 'Nhịp điệu mới', Ngày Thơ Việt Nam đã chính thức trở lại vào hôm nay (5/2) - ngày Rằm tháng Giêng, sau 3 năm bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Đây là lần đầu tiên, Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) thay vì Văn Miếu-Quốc Tử Giám như thường lệ.
Ngày thơ Việt Nam 2023 đã chính thức trở lại với những người yêu văn chương, trong một diện mạo mới, cùng nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội sáng 5/2.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 chủ đề 'Nhịp điệu mới' đã bắt đầu các hoạt động vào sáng 5-2, tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Một số kỷ vật của các nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Giang Nam... được trưng bày tại Nhà ký ức của Ngày thơ Việt Nam 2023. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 mang theo ước vọng về khí thế và niềm tin, đêm thơ chính diễn ra vào Rằm tháng Giêng (5/2/2023).
Ngọn núi nằm nghiêng mình bên ngã ba sông Đáy và sông Vân, nổi tiếng là 'tiên cảnh, bên trong có khắc rất nhiều bài thơ cổ.
Ngày thơ Việt Nam 2023 sẽ được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng (5/2), tại Hoàng thành Thăng Long.
Sau ba năm gián đoạn bởi dịch Covid-19 không thể tổ chức tập trung, Ngày thơ Việt Nam sẽ trở lại với nhiều sự kiện và nét mới vào Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, tức ngày 5/2/2023.
Hà Nội có biết bao con ngõ, tôi cũng chẳng rõ nữa. Nhưng trên phố Hàng Bông chảy về hồ Hoàn Kiếm có một ngõ nhỏ chỉ dài chừng 800m, thông với ngõ Yên Thái đối diện chợ Hàng Da lại mang đậm hồn cốt của một Hà Nội xưa.
Hệ thống bia ma nhai (văn tự khắc trực tiếp lên núi đá) tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là kho tàng tư liệu quý giá, vừa được công nhận là di sản đầu tiên của TP Đà Nẵng mang tầm khu vực.
Xứ Thanh từng được học giả người Pháp H. Le Breton ngợi ca là 'nơi có thiên nhiên đẹp nhất, cũng như giàu kỷ niệm hay truyền thuyết nhất Đông Dương'. Đây không phải là sự ưu ái mà học giả phương Tây này dành cho xứ Thanh, mà trước đó không ít học giả đã dành nhiều ca từ đẹp khi nói về vùng đất quý hương. Trong bộ sách 'Đại Nam nhất thống chí' nhận định Thanh Hóa 'là nơi nhà khảo cổ đã phát kiến những cổ vật thuộc văn hóa Đông Sơn; thắng cảnh danh lam đã làm nguồn thi cảm cho biết bao tao nhân mặc khách;... đã từng chứng kiến những chiến công hiển hách của biết bao minh quân danh tướng'.
Động thái quyết liệt trong chỉ đạo và xử lý vi phạm nồng độ cồn ở người tham gia giao thông là hết sức cần thiết và được dư luận đồng tình, ủng hộ. Song để có thể tạo nên chuyển biến thực sự bền vững và lâu dài, cần nhiều hơn một sự quyết liệt.
Nhà thơ Văn Đắc sinh năm 1942 tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Như vậy, năm nay anh đã tròn trặn bước vào tuổi 80, vào cái tuổi thuộc lớp người 'xưa nay hiếm'. Xuất phát từ một nhà giáo, đến nay anh đã có trên mười tập thơ và nhiều giải thưởng cống hiến cho bạn đọc.
Đền Quan Thánh (Thanh Hóa) bị xâm hại, một lần nữa gióng lên tiếng chuông cảnh báo về 'lỗ hổng' trong quản lý và bảo tồn di sản.
Nói đến tai nạn và tội ác do rượu gây ra thực là vô cùng. Thực tế cuộc sống cho thấy, ngày càng có nhiều tai nạn, thậm chí nhiều vụ án xảy ra có liên quan đến rượu và người say rượu. Nhiều cái chết thương tâm xuất phát từ việc uống rượu say xỉn trong đó có tử vong do ngộ độc rượu.
Nằm trên trục đường Thiên Lý xưa kia, đèo Ba Dội trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn của xứ Thanh không chỉ nằm ở vị trí trọng yếu về quân sự. Đây còn là thắng cảnh thiên tạo đắm say lòng người, khiến bao bậc tao nhân mặc khách qua đây không khỏi rung động để rồi tức cảnh sinh tình. Trở về thăm lại đường Thiên Lý - đèo Ba Dội, qua thời gian dẫu cảnh sắc đã có những đổi thay nhưng dấu tích người xưa thì như đã 'tạc' vào không gian, để lại cho đời những chuyện kể.
Tròn 40 năm ra đời và phát triển, Câu lạc bộ (CLB) Hàm Rồng luôn phát huy truyền thống vẻ vang, đoàn kết, mẫu mực, trách nhiệm, vừa xây dựng CLB ngày càng vững mạnh, vừa nêu cao tinh thần 'tuổi cao - gương sáng', đóng góp tâm huyết, trí tuệ góp phần xây dựng tỉnh nhà sớm trở thành 'tỉnh kiểu mẫu' như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
Chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật, tọa lạc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa) là một ngôi chùa cổ kính, được xây dựng dưới chân núi Kỳ Lân. Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh.
Tục ngữ Trung Hoa cổ có câu 'đàn ông sợ tháng tám, đàn bà lo tháng chạp.' Vậy con người khi ấy có thật sự 'sợ' những khoảng thời gian này?
Động Hồ Công nằm trên ngọn núi Vân Đài, thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một danh thắng nổi tiếng được nhiều sách vở xưa ghi chép, ca ngợi là: 'Động đẹp nhất trong 36 động ở phương Nam'. Nơi đây còn lưu nhiều vết tích của các vua Lê, chúa Trịnh cùng biết bao nhiêu các bậc tao nhân mặc khách đến vãn cảnh. Trong động còn được khắc nhiều bài thơ bằng chữ Hán của các vị vua như Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Sâm, hiện nay trên vách động còn khoảng 18 bài thơ chữ Hán còn được khắc trên vách động. Bên ngoài động có phiến đá lớn khắc bốn chữ 'Thanh kì khả ái' của chúa Trịnh Sâm ca ngợi mảnh đất xứ Thanh tươi đẹp đáng yêu.
Hơn 15 năm trước, đồi Vọng Cảnh - danh thắng bậc nhất xứ Huế suýt bị nhà đầu tư nước ngoài biến thành khu resort hạng sang. Trước phản ứng dữ dội của dư luận, báo chí, ngọn đồi đã được giữ nguyên trạng và hiện đầu tư chỉnh trang thành điểm ngắm cảnh, tham quan công cộng.