Năm 1949, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn cầm cự cam go. Tại chiến khu Việt Bắc, trái tim của cuộc kháng chiến, mỗi tấc đất, mỗi nhịp thở đều thấm đẫm tinh thần 'Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh'. Trước yêu cầu đặt ra của cách mạng, Tổng bộ Việt Minh đã mở một ngôi trường để đào tạo những người làm báo, những chiến sĩ tiên phong trong cả nước đáp ứng nhu cầu mới của cuộc kháng chiến-kiến quốc. Giữa khói lửa chiến tranh, giữa muôn vàn những khó khăn, gian khổ, ngôi trường làm bằng tranh tre, nứa lá đã được thành lập nơi đại ngàn Việt Bắc, mang tên nhà chí sĩ ái quốc, nhà báo lão thành Huỳnh Thúc Kháng trở thành nơi đào tạo đầu tiên đội ngũ làm báo, luyện nên viên gạch đầu tiên xây đắp nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Tháng 9/1941, Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc Kỳ họp trong 3 ngày 25, 26, 27 tại làng Dương Húc, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc kỳ đã thảo luận và quyết nghị: 'Các cấp bộ phải giúp đỡ tờ báo của Việt Minh sắp xuất bản nay mai, phải vận động quần chúng ủng hộ về tài chính, phải tổ chức công tác lấy tin, phải viết bài và vận động quần chúng viết bài cho tờ báo và nhất là bài vở cần sát với trình độ quần chúng và phải phản chiếu đời sống của nhân dân'.
Cách đây 76 năm, giữa núi rừng ATK Việt Bắc, một ngôi trường nhỏ mang tên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời. Đây là nơi đã đào tạo những cây bút đầu tiên cho nền báo chí Cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), nhiều ấn phẩm sáng tạo, ứng dụng công nghệ số đã được thực hiện bởi sinh viên năm thứ hai, ngành Báo chí, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM).
Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều 'địa chỉ đỏ' lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.
Ra đời năm 1942 trong điều kiện bí mật và gian khổ, báo Cứu Quốc trước Cách mạng Tháng Tám và cả khi đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã phải di chuyển liên tục qua nhiều nơi, tòa soạn đứng chân ở nhiều địa điểm. Vào những ngày kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng tôi đi ngược lại hành trình mà tờ báo Cứu Quốc đã đi. Thật may mắn, bắt gặp ở vùng thượng du Việt Bắc một lát cắt Cứu Quốc khúc đoạn 1946-1947 của cuộc kháng chiến mà tạc lại bao vết chân son…
Nền báo chí cách mạng Việt Nam kỷ niệm mốc son 100 năm với nhiều dấu ấn. Trong hành trình ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại đã khai sinh, dìu dắt nền báo chí cách mạng, để lại các quan điểm làm báo và trở thành những bài học lớn cho thế hệ các nhà báo, phóng viên thêm sáng tâm, vững bút, giỏi nghề, góp phần xây dựng nền báo chí ngày nay thêm chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.
'Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên. Tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng, là những người tiên phong trên mặt trận báo chí… Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!'. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người đối với báo chí, mà còn là mệnh lệnh thiêng liêng gửi đến lớp người cầm bút hôm qua, hôm nay và mai sau.
'Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên. Tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng, là những người tiên phong trên mặt trận báo chí… Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!'.
Thẻ hành nghề, những bản thảo viết tay, trang nhật ký đã bạc màu bởi thời gian... tất cả đều là những kỷ vật vô giá của những nữ nhà báo cách mạng. Họ đã sống, chiến đấu, hy sinh tuổi xuân, hạnh phúc riêng và cả tính mạng của mình để góp sức vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.
Đồng chí Xuân Thủy là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam; người giành trọn sự say mê và gắn bó với báo chí cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), nhớ về những công lao của các bậc tiền bối, 'ôn cố tri tân', giới báo chí và các cấp Hội Nhà báo cả nước luôn khắc cốt ghi tâm những đóng góp to lớn của nhà báo sáng lập và đặt nền móng xây dựng tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam ngày nay. Trong đó, không thể không nhắc tới nhà báo Xuân Thủy - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đầu tiên - nhà hoạt động chính trị, xã hội, ngoại giao lỗi lạc của nước ta nửa sau thế kỷ XX.
Cách đây 76 năm, giữa rừng Việt Bắc, tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), trường dạy làm báo đầu tiên của cả nước ra đời. Đó là Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, do Bác Hồ đặt tên, đã khắc ghi một mốc son tự hào trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1945-1954, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền báo chí cách mạng nước ta.
Cách đây 75 năm, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của nước ta và duy nhất trong kháng chiến chống Pháp. Là di tích lịch sử quốc gia, sau khi được tu bổ, ngôi trường là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhằm tôn vinh di sản báo chí to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà báo cách mạng tiền bối đã để lại cho thế hệ nhà báo hôm nay và mai sau.
Những chiếc máy in, máy quay, máy ảnh cũ kỹ… được các thế hệ nhà báo Việt Nam sử dụng trong quá trình tác nghiệp là những hiện vật quý được trưng bày tại Nhà trưng bày Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Sáng 17/6, Đoàn Công tác TP Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố làm trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng báo Đại đoàn kết nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình đã tổ chức chuyến hành trình 'Về nguồn', thăm Di tích quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại Thái Nguyên. Chuyến đi không chỉ là dịp để thế hệ người làm báo hôm nay ôn lại truyền thống vẻ vang, niềm tự hào nghề báo cao quý luôn đồng hành cùng vận mệnh dân tộc, mà còn là cơ hội để bồi đắp thêm tình cảm và ý thức trách nhiệm với nghề, tiếp nối ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê từ những người đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Cách đây 76 năm, giữa rừng núi ATK Việt Bắc, Trường dạy làm báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh sáng lập, đánh dấu mốc son đầu tiên trong lịch sử đào tạo báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và 95 năm ngày Tạp chí Cộng sản xuất bản số đầu tiên (5/8/1930 - 5/8/2025), ngày 11-6, Đoàn đại biểu Tạp chí Cộng sản do đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập, làm Trưởng đoàn tổ chức chương trình về nguồn tại Di tích lịch sử Quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ.
Câu chữ mộc mạc nhưng sắc bén, và đăng rất nhiều thơ cổ động quần chúng, Cứu Quốc – nhật báo tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh, đã binh vận lòng dân và tiếp lửa kháng chiến theo cách rất độc đáo.
Nhà báo Nguyễn Thành Lê, sinh năm 1920, mất năm 2006. Tên khai sinh là Lê Thanh Thủy. Nhà báo Nguyễn Thành Lê là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Độc Lập của Đảng Dân Chủ, chủ bút báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh. Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân, ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam năm 1950.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam đã ra đời cách đây gần 80 năm, giữa núi rừng ATK Việt Bắc.
Trong dòng chảy 100 năm báo chí Cách mạng Việt Nam, Cứu Quốc (tiền thân của báo Đại Đoàn Kết ngày nay) là một trong những tờ báo ra đời rất sớm, có sứ mệnh và vị trí đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 31-5, Liên chi hội Nhà báo Báo Hànôịmới đã tổ chức chương trình 'Về nguồn' tại Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng không chỉ đào tạo đội ngũ người viết báo đầu tiên, mà còn là cái nôi hình thành nên một thế hệ 'viết báo như chiến đấu'.
Trong hai ngày 27 và 28-4, Đoàn công tác của Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình về nguồn thăm các di tích cách mạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Những hiện vật và không gian tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - một cái nôi của báo chí cách mạng Việt Nam luôn gây xúc động cho những ai có dịp tới đây.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là cơ sở đào tạo duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mấy tháng vừa rồi, tôi hay nhận được điện thoại của các đồng nghiệp nói nhiều đến sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025) và đề nghị nếu có thể, dịp này nói kỹ một chút về Roòng Khoa. Theo họ, địa chỉ này một thời để nhớ. Nhưng là nhớ mãi mãi.
Một hôm, Tổng biên tập Báo Bắc Thái cho đòi tôi lên phòng ông, bảo:Tôi biết anh là người đam mê lịch sử, sau mới là báo chí. Ngày mai có anh Lê Bình, Phó TBT Báo Nhân Dân; Trần Công Mân, Phó Tổng thư ký Thường trực HNB Việt Nam lên Bắc Thái trong hành trình đi tìm nơi thành lập các cơ quan báo chí thời kháng Pháp. Anh tham gia đoàn công tác của các cơ quan ấy nhé. Báo ta là người góp sức quan trọng và cơ bản cho việc khẳng định và tôn vinh những giá trị lịch sử của báo chí trên mảnh đất ATK này...
Chuẩn bị đến ngày kỷ niệm 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, chúng tôi thực hiện chuyến hành trình về Thái Nguyên, thăm Di tích của Hội tại Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa và Di tích lịch sử trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại thôn Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ.
Ông từng là nhà thơ, nhà báo làm đến chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng thời là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), ngày 7-4, Chi hội Nhà báo Báo Tuyên Quang do đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh làm Trưởng đoàn và hơn 30 hội viên đã có hành trình về nguồn tại Di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm Chính trị huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tổ chức cho học viên Lớp Đảng viên mới khóa I năm 2025, đi nghiên cứu thực tế tại một số địa chỉ đỏ, khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.