Cơn bão đi qua, tình người ở lại

Bão Yagi đã đi qua với sức tàn phá khủng khiếp và những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tuy vậy, trong cơn nguy biến ấy, một lần nữa tình người ấm áp khiến chúng ta tự hào mãi hai tiếng 'Việt Nam'.

Ký ức một thời binh lửa

Những người lính Cụ Hồ năm xưa chẳng thể nào quên những tháng năm cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, chiến đấu vì độc lập dân tộc. Những dòng hoài niệm in sâu, rưng rức trong lòng mỗi người khi nhắc đến ký ức về thời binh lửa.

Mùa sung chín

Một chiều mùa hè, để trốn không khí oi nồng, tôi đưa con đến dạo chơi ở công viên. Đó là một khoảng xanh đường Phan Chu Trinh, gần cầu Nam Giao, men dọc theo dòng sông An Cựu. Trên đầu cây lá rợp xanh, gió từ bờ sông thổi lên nhè nhẹ mang theo hơi nước và cả mùi sung chín làm dịu đi không khí, gọi ký ức quay về.

Như cánh vạc bay

Trên con đường đời sẽ có những khúc cua và những ngã rẽ. Đôi khi ta chọn đi hướng đó không phải vì ta mà chỉ vì một ai hay một điều gì đó. Mỗi một sự chọn lựa là một sự đánh đổi, mà không ai biết được những điều ở phía trước có được như mình mong muốn hay không.

Những buổi chiều cổ tích

Buổi chiều nắng nhạt, sợi nắng vương khắp không gian còn lưu luyến một ngày tàn. Vài cánh diều ai thả trên bầu trời no gió, bay vun vút cao.

Thương hoài xứ nẫu

Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.

Mùa hoa gạo tháng ba

Không đài các kiêu sa, cũng không mỏng manh dễ tàn, hoa gạo vừa mộc mạc, giản dị mà vẫn đẹp, vẫn sang. Loài hoa thân thương ấy, đến hẹn lại lên, thủy chung son sắt với độ xuân thì, sắc đỏ ngợp trời rưng rức mỗi độ tháng Ba về, tạo nên bức tranh đẹp cho làng quê vừa mộc mạc vừa yên bình.

Hương tháng Ba

Tháng Ba hiện diện khi nàng Xuân còn bịn rịn chưa nỡ quay gót rời đi, ngoái nhìn vạt nắng đung đưa hửng lên vội vã thoảng trong vài ngày, xen kẽ mưa bụi tiếc nuối cầm tay cái rét rải buốt ngang trời.

Mùa xuân nhớ mẹ…

Tết có lẽ là thời khắc thiêng liêng nhất để người người, nhà nhà sum họp. Tết cũng là lúc mỗi con người 'Ôn cố - Tri tân', hướng về nguồn cội với tấm lòng biết ơn tổ tiên, ông bà đã gầy dựng, truyền dạy cho con cháu đời sau những truyền thống văn hóa, những giá trị đạo đức tốt đẹp cũng như hướng về tương lai với niềm tin yêu, sự lạc quan, mong ước những điều tốt lành, may mắn trong năm mới…

Tháng Giêng, 'nhớ mẹ và làng quan họ'

Không hiểu sao mỗi khi đọc bài thơ 'Nhớ mẹ và làng quan họ' tôi lại muốn khóc. Có phải vì nỗi niềm của nhà thơ đã bật lên rưng rức ngay từ câu đầu tiên. Vì sự hoài niệm, khắc khoải ám ảnh suốt dọc bài thơ?

Ngày Xuân, nhâm nhi rượu thơ NAMKAU!

Lần đầu tiên, những chùm thơ Namkau xuất hiện trên các phướn thơ, được trưng bày trong ngày thơ Tết nguyên tiêu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Xuân 2024.

Tết xa quê

Tết quá đỗi thiêng liêng, thôi thúc những người con tha hương trở về xứ sở. Nhưng đâu đó vẫn còn những mảnh đời không thể về chung vui Tết đoàn viên bên gia đình, lòng rưng rức nhớ thương...

Bâng khuâng nhớ tết bên bà

Năm nào tết đến, lòng tôi cũng chộn rộn, háo hức và ngóng trông để được về quê, về với bà. Thế nhưng năm nay, những xúc cảm tự nhiên ấy không còn thường trực như trước mà thay bằng nỗi niềm bâng khuâng, rưng rức. Là bởi bà tôi giờ đã là người thiên cổ.

Nhớ chậu hoa chiều ba mươi tết cũ

Năm nào cũng vậy, tầm 23 tháng chạp âm lịch là quanh nhà tôi ở người ta bắt đầu bày bán hoa kiểng chưng tết. Họ dành hẳn một khu đất được chia thành từng ô ngay ngắn. Thấy người ta lục tục chuẩn bị bán là biết tết đã đến sát rạt rồi.

Nhà mình lại đón Tết như xưa

Nhớ Tết năm xưa trong ngôi nhà ba gian tường đất, mệ (bà) và mẹ gói bánh chưng, ba dọn bàn thờ, bày gói mứt, chai rượu chanh Hà Nội lên. Ngoài sân, cái Hương thổi bóng bay, còn chị Hằng trèo tít trên cây cao nhất vườn ổi hái nốt mấy quả mà trước đó chị đã bọc bao ni lông, mấy quả to trắng mởn này chị dành cho ba đặt ban thờ. Thế là cả nhà mình đón một cái tết sum vầy…

Hương gừng rưng rức trong tim

Khi gió tháng Chạp về bên hiên vắng, má thấy khóe mắt cay cay. Má nói 'phải chi có ngoại, má sẽ làm thiệt nhiều mứt gừng giống ngày xưa để ngoại uống trà'. Mùi gừng thơm, cay nhẹ. Hương mật ong và đường mơ ngọt dịu. Những hương vị của ngày xưa vẫn phập phồng nơi lồng ngực dịp Tết đến, xuân về.

Thương nhớ pơ lang

Ở Tây Nguyên, cứ khoảng tháng 11 âm lịch là bắt đầu mùa hoa pơ lang nở. Lâu nay, cũng có người nhầm lẫn hoa pơ lang nở vào tháng 3 dương lịch như hoa gạo ngoài Bắc hoặc một số nơi ở vùng duyên hải miền Trung.

Tản văn: Nhớ thời trọ học

Những năm ở Huế để theo học Y khoa, tôi tình cờ ở nhờ tại gia đình của một người cùng họ. Tất nhiên, đó là họ của ông chủ nhà!

Xốn xang ngày đón gió mùa

Hà Nội có những ngày tiết trời thật lạ. Buổi sáng, nắng cuối thu vẫn óng ả rót mật trên vòm cây mái phố. Vậy mà, chỉ sau một cơn mưa, tiết trời thoắt trở lạnh. Cái lạnh không còn man mác ngọt ngào của mùa thu mà đã có phần se sắt của mùa đông.

6 tác phẩm được trao giải cuộc thi viết 'Thương nhau đến ngày sau'

Sau 1 năm phát động, cuộc thi viết 'Thương nhau đến ngày sau' đã chọn ra được 6 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải.

Mẹ tôi bỏ rơi con cái suốt bao năm nhưng khi con có nhà có xe thì bỗng dưng xuất hiện

Sau bao năm làm người dưng nước lã, bỗng nhiên mẹ tôi mang theo 'bạn trai' đến làm phiền các con một cách khó hiểu.

Lối mòn phủ rêu xanh

Từ khi còn bé xíu, tôi đã theo mẹ ra vườn cao su. Là đi theo để mẹ có người làm bạn vậy thôi chứ chẳng giúp được gì cả. Thế nhưng, mẹ rất vui mỗi khi có tôi đi cùng. Rồi lớn thêm một chút, tôi biết gỡ mủ tạp, bóc mủ máng… quanh quẩn giúp mẹ những việc nhỏ. Khi trưởng thành, tôi biết phụ mẹ đi cạo mủ. Tôi thấy mình lớn hẳn khi nghe mẹ gọi là 'cô công nhân nhỏ đáng yêu của mẹ'.

Loại lá hái từ cây sầu đâu, ở An Giang là hàng đặc sản

Gỏi sầu đâu có xuất xứ ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập về ẩm thực đặc sản Việt Nam theo Bộ Tiêu chí về Ẩm thực - Đặc sản châu Á vào tháng 8-2022.

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà...

Lần xa quê của tôi năm đó thế mà kéo dài đằng đẵng mười chín năm. Đến khi quay về, hàng dừa trước ngõ đã không còn, con đường đất nâu cũng thay bằng lối nhỏ bằng bê tông thẳng tắp, hai hàng cây bên đường được quy hoạch trồng mới. Cảnh sắc cũ xưa trong nỗi nhớ đã mặc lên mình chiếc áo mới tự bao giờ, đẹp đẽ nhưng lạ lẫm.

Tìm lại nụ cười

Xóm tôi mới chuyển đến ở chỉ có hơn chục ngôi nhà. Ai cũng thân thiện, vui vẻ cả. Ban ngày hầu hết mọi người đều đi làm, đến chiều tối mới quay về, cơm nước tối xong là tụ lại chỗ đường chung rộng rãi chuyện trò.

Niềm vui 'bóng chiều'

Chiều về, khi những đám mây lững thững trôi trên bầu trời rưng rức đỏ, trong lòng tôi tự nhiên cảm thấy chộn rộn

Tháng Bảy về...

Tháng Bảy, trời chiều thoắt nắng thoắt mưa, hàng cau trước sân nhà xác xơ cây lá. Năm nào cũng vậy, mỗi dịp 27-7, ngoại tôi lại cắm bảy bông sen xòe từng búp nở hồng thắp hương cho bác cả, bác hai.