61 năm đi qua, tờ Tin Lạng Sơn năm nào đã trở thành tờ báo của Đảng bộ tỉnh. Đó là chặng đường vinh dự, tự hào, trách nhiệm lớn lao và cũng là tiền đề để Báo và Đài Phát thanh Truyền hình bước vào chặng đường mới.
Với những đóng góp của mình cho Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - giải phóng Sài Gòn Gia Định ngày 30/4/1975, Đài phát thanh Giải phóng vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, từ năm 1965 đến năm 1975, Hà Nội đã tiến hành 29 đợt tuyển quân, động viên hơn 8,6 vạn thanh niên chi viện cho các chiến trường miền Nam; trong đó quân tăng cường là 119 tiểu đoàn (gồm 42 tiểu đoàn của Hà Nội và 77 tiểu đoàn của tỉnh Hà Tây).
Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào sáng 24/4.
Tháng Tư, Rạp Cinema Đà Lạt như nóng lên bởi bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' - phim lịch sử nói về cuộc sống, chiến đấu của quân dân miền Nam ở địa đạo Củ Chi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiến dịch Phước Long là thắng lợi có ý nghĩa rất to lớn, tạo bước ngoặt đi đến Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Kỷ niệm 10 năm nhà văn Anh Đức đi xa, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo 'Nhà văn Anh Đức - Cuộc đời và sự nghiệp' vào ngày 18/12, nhằm tưởng nhớ một tác giả Nam bộ đặc sắc được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
Tư tưởng năng động và bản lĩnh sáng tạo của cách mạng miền Nam, trước hết, đã được quán triệt thể hiện và vận dụng trong lĩnh vực hoạt động về quân sự. Nhờ nắm vững quan điểm 'cách mạng là sự nghiệp của quần chúng' và tư tưởng 'lấy dân làm gốc', nhờ sự cố công học tập cách đánh giặc vô cùng phong phú của tổ tiên ta, nhờ biết tiếp thu và vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động quân sự và khởi nghĩa vũ trang, nên chúng ta đã phát triển nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lên tới đỉnh cao.
70 năm trước, những đoàn quân hào hùng qua 5 cửa ô vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Ở Sông Đốc, mảnh đất cuối trời của Tổ Quốc lại chứng kiến cuộc chia ly hơn 20 năm, khi quân dân Miền Nam và Cà Mau lên tàu tập kết ra Bắc theo hiệp định Gieneve.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và 79 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2024), ngày 18/7, Hội Cựu CAND TP.Thủ Đức (Hội Cựu CAND TPHCM) đã tổ chức hành trình về nguồn tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (tỉnh Tây Ninh).
Sáng 23/11, tỉnh Cà Mau đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963-2023), đây trận thắng hào hùng có ý nghĩa đặc biệt to lớn của quân dân Miền Nam nói chung và Cà Mau nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cả nước dồn sức cho miền Nam ruột thịt. Hàng nghìn đoàn cán bộ từ hậu phương miền Bắc đã vượt đèo cao, suối sâu, băng qua dãy Trường Sơn ngút ngàn để đến với miền Nam.
Nhạc sĩ Thanh Trúc qua đời vì một cơn đột quỵ vào ngày 6/4/1986, ở tuổi 47, khi đang giữ vị trí Trưởng đoàn Ca múa nhạc Bông Sen - TP Hồ Chí Minh. 35 năm đã trôi qua, nhiều vật đã đổi, nhiều sao đã dời, nhưng những ca khúc của nhạc sĩ Thanh Trúc vẫn còn ngân vang để công chúng phải nuối tiếc tìm lại chân dung ông trong bụi mờ thời gian.