'Những người gánh sông trăng' (NXB Hội Nhà văn) vừa ra mắt bạn đọc đã gây sự chú ý mạnh mẽ. Nhiều người bảo thơ không có độc giả, nhưng tác phẩm này dù mới in 1000 cuốn, vậy mà trong một ngày đã lập tức bán hết một nửa.
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới tổ chức xuất bản ấn phẩm 'Tập bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quê hương A Lưới' (NXB Thuận Hóa, tháng 11/2024). Đây thật sự là một công trình sáng tạo mới mẻ về cách làm trong công tác văn hóa, nghệ thuật hiện nay. Điều đặc biệt mới mẻ là bên cạnh lời tiếng Việt phổ thông, mỗi bài hát đều được dịch lời sang tiếng của ba dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi của đồng bào A Lưới.
'Thơ tình người lính biển' được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1981 khi ông đang là lính hải quân. Bài thơ là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành công bài hát 'Chút thơ tình người lính biển', một bản nhạc đầy cảm xúc và lãng mạn, phản ánh chân thực và đầy xúc động tình yêu và sự hy sinh của người lính biển.
Nhà thơ Chu Hoạch (SN 1941, quê Hoài Đức, Hà Nội) làm thơ từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước và nổi tiếng là một thi sĩ - họa sĩ tài hoa. Cuộc đời thi sĩ lãng tử và nghèo khó của Chu Hoạch gắn bó với nhiều văn nghệ sĩ và nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ đương đại nổi tiếng phổ nhạc như: Đặng Hữu Phúc, Phú Quang, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Ngọc Đại…
Nhạc sĩ Lã Văn Cường qua đời rạng sáng 30/11. Thông tin này khiến nhiều đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.
Album âm nhạc thử nghiệm Novel Demo (Tiểu thuyết), một dự án kết hợp giữa thơ ca và âm nhạc do trí tuệ nhân tạo AI sản xuất, lần đầu ra mắt tại Việt Nam.
Nhạc sĩ Thế Bảo là em trai của nhà thơ Tế Hanh. Nhạc sĩ đã từng phổ nhạc 2 bài thơ của anh trai mình trở thành 2 ca khúc khá nổi tiếng 'Vườn xưa' và 'Cơn bão'.
Nhạc sĩ Thế Bảo là em trai của nhà thơ Tế Hanh. Nhạc sĩ Thế Bảo từng phổ nhạc hai bài thơ của anh trai mình trở thành hai ca khúc khá nổi tiếng 'Vườn xưa' và 'Cơn bão'. Bên cạnh tài năng sáng tác, nhạc sĩ Thế Bảo còn là một người thầy đáng kính của nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam.
Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 bế mạc vào tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Ca khúc 'Hoa đỏ tháng tư' của Nhạc sĩ Sỹ Nhâm (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Cà Mau) đã xuất sắc đoạt giải A.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố trong cả nước
Vũ Thị Hương – giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp – không chỉ được biết đến với vai trò là một nhà giáo mẫu mực mà còn là một tác giả đa tài với niềm đam mê cháy bỏng dành cho nghệ thuật. Từ những ca khúc trữ tình nhẹ nhàng đến các tác phẩm mang dấu ấn thực tiễn nghề nghiệp, chị đã tạo dựng một phong cách riêng biệt, vừa sâu sắc, vừa đậm chất đời.
Sau những ồn ào của phố thị, được đắm chìm trong từng vạt nắng chiều thu nơi núi rừng đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho nữ giảng viên…
Trong thơ Việt Nam đương đại, bài thơ 'Thời hoa đỏ' của cố nhà thơ Thanh Tùng được coi là một trong số ít các bài thơ tình hay nhất. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc và sau mấy chục năm, giai điệu của nó vẫn ngân vang tha thiết trong tâm hồn hàng chục triệu người.
Trình làng tháng 11, 'NovelDemo' (Tiểu thuyết) là album gồm tám ca khúc đầy chất thơ thi vị của đạo diễn, nhà thơ Huỳnh Tuấn Anh. Đáng chú ý, 'nhạc sĩ' phổ nhạc cho tám bài thơ ấy chính là trí tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh sáng tác âm nhạc bằng AI không còn là điều quá mới mẻ, việc dùng AI để tạo ra một album hoàn chỉnh từ thơ ca như 'NovelDemo' lại là thử nghiệm tiên phong tại Việt Nam.
Trong sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy, dù chỉ có ba lần gặp gỡ một người phụ nữ xinh đẹp và tài hoa, ông đã cảm được rồi phổ nhạc hai bài thơ của người ấy và đã để lại cho đời hai ca khúc bất hủ…
Cuộc thi sáng tác ca khúc ca ngợi phụ nữ, người mẹ Việt Nam không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn là một phong trào xã hội có ý nghĩa sâu sắc. Sự lan tỏa của cuộc thi không chỉ nằm ở những ca khúc mà còn ở những giá trị nhân văn mà nó mang lại, góp phần tạo dựng một xã hội tôn vinh, trân trọng và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, người mẹ Việt Nam trong thời đại mới.
Có một lần gần đây, tôi gặp câu hỏi của một bạn yêu thơ :' Ai là tác giả bài thơ 'Anh con trai làng Thạch Linh thương mẹ'? Tim tôi bỗng nhói lên vì nhớ các anh Nghiêm Đa Văn, Trần Quốc Anh và Trần Quốc Thực...
Góp mặt trong đêm gala 'Gặp gỡ tháng 10' kỷ niệm 20 năm 'Ngày Doanh nhân Việt Nam' do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức vừa qua, nữ ca sĩ Phương Hiếu đã để lại ấn tượng khó quên với chất giọng ngọt ngào, sâu lắng, nhưng đầy nội lực, truyền cảm.
Dưới góc nhìn của ChatGPT, phụ nữ chính là 'siêu nhân' khi có thể làm mọi việc chu toàn mà vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
Chương trình 'Hà Nội Concert - Đoài Melody' do Đài Hà Nội tổ chức đã khép lại trong đêm 19/10, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả yêu nhạc cổ điển.
Sau 26 năm trời, lần đầu tiên người phổ nhạc và người làm thơ được gặp nhau trong niềm xúc động dâng trào của cả hai bên. Tháng 10 này, nhạc sĩ Nhị Độ - người phổ nhạc bài hát rất hay về Hà Nội Viết cho mùa đông mới tìm được tác giả bài thơ Trần Thị Bích Thủy.
Chiều 16/10, ca sĩ Khánh Thy có buổi ra mắt MV và album đầu tay 'Ừ thôi em lấy chồng' tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Chỉ với 2 bài thơ được phổ nhạc và được hát khắp trong Nam ngoài Bắc là chị đã đủ nổi tiếng rồi.
Album bao gồm 6 ca khúc: Ừ thôi em lấy chồng, Bơ vơ, Yêu, Tình hờ, Một đời tan vỡ, Tình hận (Delilah) với câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của một người phụ nữ.
Trong MV Ừ thôi em lấy chồng, ca sĩ Khánh Thy đã mời diễn viên Tiến Lộc đảm nhiệm vai chính. Nữ ca sĩ cũng đồng thời là nhân vật trong MV và được khen tương tác tốt với nam diễn viên nổi tiếng của VFC.
Ca sĩ Khánh Thy, giải ba cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023, tung ra sản phẩm âm nhạc đầu tay: MV và Album Ừ thôi em lấy chồng – KHÁNH THY VOL.1
Ở tuổi 94, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn phổ nhạc các bài đồng dao trong cuốn sách do con gái ông, nhà báo Phạm Hồng Tuyến viết.
Ngày 13/10, Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập.
Cuộc vận động sáng tác âm nhạc 'Sáng đạo trong đời' nhằm tìm kiếm những thanh âm đẹp lan tỏa văn hóa Phật giáo, hướng đến Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025.
Sáng 2/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh có buổi ra mắt 2 tác phẩm mới gồm 'Trăm khúc hát một chữ duyên' và 'Ký họa thơ (81 chân dung văn học)' của nhà thơ Nguyên Hùng.
Chiều 27/9, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp với Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh chi nhánh huyện Phù Ninh tổ chức ra mắt tác phẩm 'Bến thơ tròn nghĩa vuông tình' của tác giả Ngô Thái.
Nhạc sĩ Xuân Bình - Phó trưởng Đoàn Văn công Hải quân và tác giả Phạm Hồng Điệp vừa ra mắt MV (video ca nhạc) 'Biển gọi em về'. MV như món quà lan tỏa tình yêu thành phố biển Hải Phòng với những người yêu nhạc, yêu thơ trong cả nước.
Tối 22/9, chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' số 3 với chủ đề 'Vì những mùa trăng an bình' của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ đã quyên góp được hơn 2 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, đồ cứu trợ dành cho đồng bào vùng bị bão, lũ.
Nhạc sĩ Phan Hồng Hà, con trai của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vừa báo tin cho tôi biết: Đà Nẵng đang chuẩn bị đêm nhạc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu diễn ra từ ngày 8 đến ngày 9/11/2024 tại Cung Thể thao Tiên Sơn, TP. Đà Nẵng trong chuỗi sự kiện tưởng nhớ đến ông. Chương trình này sẽ là dịp đặc biệt để chúng ta nhìn lại và tôn vinh những giá trị âm nhạc đặc sắc quý báu của người nhạc sĩ sinh ra bên dòng sông Hàn thơ mộng.
Tôi biết có người con gái vẫn nằm lòng bài hát 'Nỗi nhớ mùa đông' của nhạc sĩ Phú Quang (phổ nhạc từ bài thơ không đề gửi mùa đông của Thảo Phương). 'Dường như ai đi ngang cửa/Gió mùa đông bắc se lòng/Chút lá thu vàng đã rụng/ Chiều nay cũng bỏ ta đi… làm sao về được mùa đông/ Chiều thu cây cầu đã gãy…'.
Sáng 1/9, câu lạc bộ (CLB) Thơ ca Đất Việt xứ Huế tổ chức giao lưu thơ ca chào mừng Quốc khánh 2/9.
Nhắc đến Hồ Thi Ca, nhiều thế hệ yêu thơ và nhạc của thập niên 1980 chắc chắn sẽ biết bài thơ 'Dấu chân phía trước' nói về cuộc ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ trên bến cảng Nhà Rồng. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phổ nhạc và vang mãi từ ngày đó đến nay. Hơn 60 tuổi, nhà thơ Hồ Thi Ca vẫn miệt mài lưu dấu thơ mình trên hành trình văn chương.
'Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cha vĩ đại, có tầm nhìn toàn diện, luôn cống hiến tất cả sức lực và tâm huyết cho người dân, cho đất nước'.
Á hậu Thúy Vân chia sẻ loạt ảnh lúc đang tham dự Miss International.
Là tác giả của nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng, nhưng nhắc tới nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, bên cạnh đó vẫn đọng lại trong lòng công chúng những bản tình ca ngọt ngào nhất. Có lẽ, bởi khi chọn đề tài gì, 'bậc thầy phổ nhạc' - người chắp cánh cho bao vần thơ bay lên bằng âm nhạc vẫn nhìn qua lăng kính của tình yêu. Tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người, tình yêu đôi lứa… quyện hòa trong từng hơi thở âm nhạc của ông để làm nên Hành khúc ngày và đêm, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Anh ở đầu sông em cuối sông, Những ánh sao đêm, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu… Và chính bởi sự ngọt ngào của tình yêu đã giúp âm nhạc của ông neo lại trong lòng người sâu sắc.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, 'cha đẻ' bài thơ 'Trên một chiếc xe tăng', được nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc thành bài hát 'Năm anh em trên một chiếc xe tăng' cho rằng: Việc sửa, chế lời bài hát hay bài thơ là kém văn hóa, vi phạm bản quyền, cần phê phán. Nhưng một nhà thơ khác lại phản biện:
Một số chương trình biểu diễn và triển lãm đang được chuẩn bị tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - một trong những nhân vật tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2000. Tên tuổi của ông gắn liền với những ca khúc quen thuộc công chúng nhiều thế hệ.