Ðó là chia sẻ của nhà báo Liên Liên, nữ phóng viên điều tra nổi tiếng của VTV với hàng loạt phóng sự ghi dấu ấn trong lòng khán giả cả nước. Chị kể, một trong những 'vốn liếng' lớn nhất sau gần 20 năm xông xáo trong lĩnh vực báo chí điều tra chính là nguồn tin dồi dào mà khán giả tin tưởng cung cấp, gửi gắm đến chị, đúng như mong muốn làm nghề cháy bỏng của người phụ nữ bé nhỏ nhưng kiên cường này: Tin nóng gọi tôi.
Triển khai hoạt động trồng trọt, chăn nuôi không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR), huyện Lâm Hà xác định các giải pháp phối hợp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động sản xuất gắn với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái rừng bền vững trên địa bàn.
Những nhà báo làm nghiệp vụ điều tra luôn mang trong mình niềm đam mê và sự dấn thân không giới hạn.
Thời gian gần đây, tại nhiều huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La, như: Sốp Cộp, Yên Châu, Mai Sơn, Bắc Yên... tình trạng người dân phát vén rừng để làm nương đang diễn ra ngày càng phức tạp. Tình trạng này không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng mà còn đặt ra thách thức lớn cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
'Bông hồng thép' Liên Liên, nữ nhà báo được khán giả yêu thích với những thước phim điều tra quen mặt trên sóng truyền hình ngoài đời luôn thu hút người đối thoại với phong cách tự tin, lối kể truyện mạch lạc, ấn tượng và sự quyết liệt, đi tới tận cùng sự thật.
Thanh Hóa là địa phương có diện tích rừng rất lớn, trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng, tình trạng chặt, phá, đốt rừng vẫn xảy ra. Là phóng viên tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bất cứ khi nào có thông tin về việc rừng bị xâm hại, chúng tôi ngay lập tức lên đường.
Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.
6 tháng đầu năm, Hạt kiểm lâm Bảo Lâm phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng, qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý 20 vụ vi phạm về lâm nghiệp, giảm 16 vụ so với cùng kỳ năm 2024.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây khô hạn, mưa lũ, sạt lở… ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khỏe con người. Thế nhưng, những vấn đề, nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gia tăng vẫn chưa được quan tâm, xử lý triệt để. Đã đến lúc chúng ta không thể thờ ơ với môi trường.
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Với gần 40% đất đai trên thế giới đã bị suy thoái, sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Khi các quốc gia ở thời điểm giữa của Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), giới quan sát cho rằng điều quan trọng là phải tăng cường các nỗ lực để đảo ngược xu hướng này thông qua việc phục hồi đất đai trên quy mô lớn.
Đồng bào dân tộc Xơ Đăng từ chỗ từng phá rừng làm rẫy, bà con nay đã trở thành những 'người giữ rừng', chủ động tham gia phủ xanh đồi trọc, phát triển sinh kế bền vững dưới tán rừng. Đằng sau sự thay đổi đó là cả một quá trình vận động, tuyên truyền bền bỉ của chính quyền các cấp.
LTS: Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) mấy năm qua đã kéo theo rất nhiều lời đe dọa. 'Lời' tất nhiên bắt nguồn từ con người và mối đe dọa mà con người đưa ra cho chính mình là khả năng AI cướp việc của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Một trong những đối tượng ấy chính là những nhà báo. Nhưng thật sự AI cũng như bất kỳ 'Ai' đưa ra lời đe dọa đều không hiểu rằng: 'Nhà báo là những người không bao giờ ngại nỗi sợ'.
Tại Giải Báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 4 (2022- 2023), loạt bài 5 kỳ 'Vụ phá rừng tự nhiên ở Bắc Kạn' của nhà báo Nguyễn Hồng Nguyên - Báo Bảo vệ Pháp luật đã được trao giải A.
Một nam thanh niên ở Đắk Nông bị bắt quả tang khi phá khoảng 0,3ha rừng trong đêm. Người này khai được thuê với giá 300.000 đồng/ngày.
Công an tỉnh Lào Cai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Bùi Việt Tuấn (57 tuổi) - cán bộ Hải quan Bát Xát cùng 3 người khác vì khai thác trái phép hơn 40m3 gỗ rừng trái phép.
Trong vòng một tuần qua, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 2 vụ vi phạm liên quan đến phá rừng.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 79 vụ cháy rừng tại Thành phố và các huyện: Trùng Khánh, Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình…, làm thiệt hại 144,6 ha, bao gồm diện tích rừng, thảm cỏ và cây bụi, trong đó diện tích có rừng 75,45 ha.
Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Đam Rông là đơn vị duy nhất trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Lâm Đồng được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05.
Việt Nam cùng 139 quốc gia và vùng lãnh thổ khác được xếp vào nhóm rủi ro thấp về phá rừng.
Các điều khoản thẩm định khắt khe trong Quy định chống phá rừng của EU bị 11 nước thành viên phản đối. Nhóm này yêu cầu Ủy ban châu Âu đơn giản hóa quy định và kêu gọi hoãn ngày áp dụng, dự kiến vào cuối năm nay.
Trong bối cảnh chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên mới, ứng dụng công nghệ trong việc tuân thủ các quy định xuất khẩu là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp vươn mình ra thế giới.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Gia Lai vừa khởi tố nhiều bị can là cán bộ vi phạm về lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, môi trường.
Ngày 28/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Vũ Văn Huân (SN 1966, trú tại thành phố Gia Nghĩa và Ngô Minh Truyền (SN 1998, trú tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) để điều tra, làm rõ về hành vi chống người thi hành công vụ.
Hạt Kiểm lâm huyện Ia H'Drai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội 'Hủy hoại rừng' xảy ra tại lô 2, khoảnh 7, tiểu khu 747.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 28/5, tại Jakarta, Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ (CPOPC) công bố chính thức chuyển giao ban lãnh đạo điều hành nhiệm kỳ 2025-2028.
Ngày 28/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Nông cho biết, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm vừa có văn bản số 621/LNKL-XDLLL gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ.
Ngày 27-5, Hạt Kiểm lâm huyện Ia HDrai cho hay, đã khởi tố vụ án hình sự về tội 'Hủy hoại rừng' xảy ra tại Lô 2, Khoảnh 7, Tiểu khu 747 thuộc địa giới hành chính xã Ia Tơi (huyện Ia HDrai, Kon Tum). Hiện hồ sơ vụ án đang được bàn giao cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum điều tra, xử lý theo quy định.
Được hưởng lợi từ tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), người dân xã Tà Tổng (huyện Mường Tè) ngày càng nêu cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc rừng. Nhờ đó, những cánh rừng trên địa bàn xã phát triển xanh tốt.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn hành vi phá rừng, một lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp ở Đắk Nông đã bị nhóm người tấn công dẫn đến trọng thương, phải nhập viện cấp cứu. Vụ việc nghiêm trọng đã được báo cáo lên UBND tỉnh Đắk Nông và Công an tỉnh Đắk Nông đang vào cuộc điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Tuyến đường kết nối ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu không chỉ là mạch máu giao thông mới, mà còn minh chứng rõ ràng cho một cách làm hạ tầng hiện đại: Mở đường mà không phá rừng, xây dựng mà vẫn giữ gìn môi trường sống cho núi rừng và con người.