Hiệu quả từ mô hình cộng đồng bảo vệ Di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng

Năm 2003, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị mới) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Từ đó đến nay, việc giữ gìn và bảo tồn Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có sự chung tay của cộng đồng dân cư địa phương. Cuộc sống của người dân ở đây đã gắn liền với Di sản một cách bền vững.

Cao su Phước Hòa với hành trình 'xanh hóa' chuỗi giá trị

Với nhật thức 'phát triển bền vững không còn là lựa chọn, mà là con đường bắt buộc' nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và tăng trưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và áp lực ngày càng lớn từ các thị trường xuất khẩu, Công ty CP Cao su Phước Hòa đã lồng ghép chiến lược 'xanh hóa' trực tiếp vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh.

Giá cà phê hôm nay 14-7: Liệu có phục hồi khi có thêm nhiều lợi thế?

Giá cà phê hôm nay vẫn tiếp tục đối mặt với làn sóng bán tháo trên sàn nhưng tương lai có nhiều kỳ vọng

Rừng phòng hộ ven biển ở Huế bị chặt phá nghiêm trọng

Hơn 3,14 ha rừng ven biển ở Huế bị chặt hạ, 1.461 cây keo lưỡi liềm có đường kính từ 6-30 cm đã được các đối tượng vận chuyển đi tiêu thụ.

Hơn 1.400 cây keo bị chặt phá tại rừng phòng hộ ven biển ở Huế

Ngày 12/7, Chi cục Kiểm lâm TP Huế xác nhận một vụ phá rừng phòng hộ nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn, khiến hơn 1.400 cây keo lưỡi liềm bị chặt hạ trái phép.

Giữ rừng giữa vòng vây bạo lực

Lực lượng giữ rừng tại Lâm Đồng liên tiếp bị hành hung khi làm nhiệm vụ trong bối cảnh tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn biến phức tạp.

2,5 ha là rừng phòng hộ ven biển ở Huế bị cưa hạ

Qua kiểm đếm có 1.461 cây đã bị cưa hạ trên tổng diện tích khoảng 3,1 ha, trong đó có 2,5 ha là rừng phòng hộ ven biển.

Diện tích trồng rừng mới đạt 1.772 ha

Từ đầu năm đến nay, công tác phát triển rừng được triển khai tích cực, tổng diện tích trồng rừng mới đạt 1.772 ha, tăng 3,57% so với cùng kỳ.

Nhiều giải pháp bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc

Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc thuộc 2 xã Nam Cường và Yên Thịnh, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, Ban quản lý Khu bảo tồn có 5 trạm kiểm lâm trực thuộc, mỗi trạm có từ 2-3 cán bộ Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Hà Nội: Siết chặt quản lý rừng và đất lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ giám sát cháy rừng

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành công văn số 3840/UBND-NNMT về việc tăng cường thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý đất lâm nghiệp.

Hà Nội đưa ứng dụng công nghệ AI vào quản lý, bảo vệ rừng

Thành phố Hà Nội nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố...

Quyết tâm mạnh mẽ của Brazil

Những nỗ lực của Brazil đã cho 'hái quả ngọt', khi sau nhiều năm, nạn phá rừng ở quốc gia này giảm trên toàn bộ các vùng sinh thái.

Tăng cường thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 3840/UBND-NNMT ngày 1-7-2025 về việc tăng cường thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Xuất khẩu cà phê gặt hái những 'trái ngọt'

Mới hết quý II của năm 2025, xuất khẩu cà phê đã đạt giá trị 5,45 tỷ USD, gần chạm mục tiêu đề ra của cả năm. Giới chuyên gia nhận định, với sự nỗ lực của toàn ngành cũng như những tín hiệu tốt từ thị trường nhập khẩu, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục gặt hái được những 'trái ngọt'.

Đồng bào DTTS nhận khoán, bám rừng

Điểm đặc thù của Nghị quyết 18, ngoài chính sách đầu tư ứng trước để phát triển sản xuất, đồng bào DTTS trong tỉnh còn được hưởng chính sách khoán bảo vệ rừng. Trong đó, hạn mức khoán trên cơ sở thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, không quá 30 ha/hộ, định mức kinh phí hiện nay là 300.000 đồng/ha/năm.

Người phụ nữ bị phạt 100 triệu đồng vì chặt phá 2.000m2 rừng tự nhiên

Lực lượng bảo vệ rừng tại Quảng Trị phát hiện khu vực rừng đã bị chặt phá trái phép. Sau đó, UBND tỉnh xử phạt 100 triệu đồng đối với người phụ nữ trẻ liên quan vụ phá rừng này để làm rẫy.

Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp

Trước tình trạng san ủi, xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp và nguy cơ cháy rừng gia tăng, Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý rừng, xử lý vi phạm, kiện toàn lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm '4 tại chỗ'.

Hà Nội yêu cầu các xã xử lý tình trạng san ủi, xây dựng nhà trái phép trên đất lâm nghiệp

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Công văn số 3840/UBND-NNMT về việc tăng cường thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Phá rừng tự nhiên, người phụ nữ bị xử phạt 100 triệu đồng

Với hành vi phá rừng tự nhiên để làm rẫy, bà H.T.T (Quảng Trị) bị xử phạt hành chính 100 triệu đồng và buộc phải trồng lại rừng bằng cây bản địa.

Gỡ khó trong thực thi chính sách bảo vệ rừng

Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng còn diễn ra ở nhiều địa phương khiến công tác bảo vệ rừng gặp khó khăn. Ngoài ý thức bảo vệ của một bộ phận người dân chưa tốt, còn do cơ chế chính sách chưa bảo đảm đời sống, thu nhập cho người trồng rừng. Đây là những hạn chế cần sớm được khắc phục.

Phá rừng làm rẫy, một người ở Quảng Trị bị xử phạt 100 triệu đồng

Phá rừng làm rẫy, Hoàng Thị Táo ở thôn Mít, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh đã bị UBND tỉnh Quảng Trị xử phạt hành chính 100 triệu đồng và bị buộc trồng lại rừng bằng cây bản địa trên diện tích 1.950 m².

Loài 'phá rừng' thành đặc sản siêu protein, dân bắt đem bán đếm tiền mỏi tay

Từng đe dọa đến sự sống của cây trồng, loài sâu này bỗng chốc trở thành 'bọ vàng' giúp nhiều nông dân kiếm thêm thu nhập.

Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon

Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bảo đảm chất lượng nông sản xuất khẩu vào EU

Trước việc Liên minh châu Âu (EU) thông báo tăng tần suất kiểm tra một số mặt hàng nông sản của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai biện pháp bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, giữ uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Toàn tỉnh hiện có trên 650.000ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 393.000ha. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng (BVR) và phát triển rừng, những năm qua Sở Nông nghiệp và Môi trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ở các thôn, bản tham gia tổ, đội quần chúng BVR.

Doanh nghiệp muốn chuyển đổi kép: Không thể tách rời chuyển đổi số với chuyển đổi xanh

Chuyển đổi số mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, giúp tối ưu vận hành, gia tăng hiệu quả. Trong khi đó, chuyển đổi xanh hướng đến mục tiêu lâu dài hơn, là đóng góp cho xã hội, môi trường và phát triển bền vững.

Tiếp tục rà soát xuất xứ, truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Văn phòng Chính phủ có văn bản 5931/VPCP-KTTH ngày 27/6/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên quan đến nội dung 'Nông sản Việt đối diện với rủi ro tại Châu Âu vì truy xuất nguồn gốc'.

Xuất khẩu cà phê, cao su sang EU khả quan

Xuất khẩu cà phê, cao su sang EU đang khá khả quan. Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu thực thi EUDR, đảm bảo xuất khẩu không gián đoạn là vấn đề cần tập trung.

Nhà báo Liên Liên: Làm về tiêu cực nhưng tôi sống rất tích cực

Ðó là chia sẻ của nhà báo Liên Liên, nữ phóng viên điều tra nổi tiếng của VTV với hàng loạt phóng sự ghi dấu ấn trong lòng khán giả cả nước. Chị kể, một trong những 'vốn liếng' lớn nhất sau gần 20 năm xông xáo trong lĩnh vực báo chí điều tra chính là nguồn tin dồi dào mà khán giả tin tưởng cung cấp, gửi gắm đến chị, đúng như mong muốn làm nghề cháy bỏng của người phụ nữ bé nhỏ nhưng kiên cường này: Tin nóng gọi tôi.

Lâm Hà với mục tiêu sản xuất không gây mất rừng

Triển khai hoạt động trồng trọt, chăn nuôi không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR), huyện Lâm Hà xác định các giải pháp phối hợp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động sản xuất gắn với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái rừng bền vững trên địa bàn.

Kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Nhà báo Hồng Nguyên - dấn thân và cống hiến

Những nhà báo làm nghiệp vụ điều tra luôn mang trong mình niềm đam mê và sự dấn thân không giới hạn.

Ngăn chặn tình trạng phát vén rừng làm nương

Thời gian gần đây, tại nhiều huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La, như: Sốp Cộp, Yên Châu, Mai Sơn, Bắc Yên... tình trạng người dân phát vén rừng để làm nương đang diễn ra ngày càng phức tạp. Tình trạng này không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng mà còn đặt ra thách thức lớn cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

Nữ nhà báo gần hai thập kỷ đi đến tận cùng sự thật

'Bông hồng thép' Liên Liên, nữ nhà báo được khán giả yêu thích với những thước phim điều tra quen mặt trên sóng truyền hình ngoài đời luôn thu hút người đối thoại với phong cách tự tin, lối kể truyện mạch lạc, ấn tượng và sự quyết liệt, đi tới tận cùng sự thật.

Phóng viên đi rừng

Thanh Hóa là địa phương có diện tích rừng rất lớn, trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng, tình trạng chặt, phá, đốt rừng vẫn xảy ra. Là phóng viên tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bất cứ khi nào có thông tin về việc rừng bị xâm hại, chúng tôi ngay lập tức lên đường.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Bảo Lâm phát hiện và xử lý 20 vụ vi phạm về lâm nghiệp

6 tháng đầu năm, Hạt kiểm lâm Bảo Lâm phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng, qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý 20 vụ vi phạm về lâm nghiệp, giảm 16 vụ so với cùng kỳ năm 2024.

Không thờ ơ với môi trường

Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây khô hạn, mưa lũ, sạt lở… ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khỏe con người. Thế nhưng, những vấn đề, nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gia tăng vẫn chưa được quan tâm, xử lý triệt để. Đã đến lúc chúng ta không thể thờ ơ với môi trường.

Truy xuất nguồn gốc: 'Giấy thông hành' cho hàng Việt ra thế giới

Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trách nhiệm của mỗi người

Với gần 40% đất đai trên thế giới đã bị suy thoái, sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Khi các quốc gia ở thời điểm giữa của Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), giới quan sát cho rằng điều quan trọng là phải tăng cường các nỗ lực để đảo ngược xu hướng này thông qua việc phục hồi đất đai trên quy mô lớn.

Người Xơ Đăng thay đổi từ nhận thức đến hành động

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng từ chỗ từng phá rừng làm rẫy, bà con nay đã trở thành những 'người giữ rừng', chủ động tham gia phủ xanh đồi trọc, phát triển sinh kế bền vững dưới tán rừng. Đằng sau sự thay đổi đó là cả một quá trình vận động, tuyên truyền bền bỉ của chính quyền các cấp.

Làm báo trong kỷ nguyên AI

LTS: Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) mấy năm qua đã kéo theo rất nhiều lời đe dọa. 'Lời' tất nhiên bắt nguồn từ con người và mối đe dọa mà con người đưa ra cho chính mình là khả năng AI cướp việc của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Một trong những đối tượng ấy chính là những nhà báo. Nhưng thật sự AI cũng như bất kỳ 'Ai' đưa ra lời đe dọa đều không hiểu rằng: 'Nhà báo là những người không bao giờ ngại nỗi sợ'.

Nhà báo điều tra cần minh bạch trong tác nghiệp

Tại Giải Báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 4 (2022- 2023), loạt bài 5 kỳ 'Vụ phá rừng tự nhiên ở Bắc Kạn' của nhà báo Nguyễn Hồng Nguyên - Báo Bảo vệ Pháp luật đã được trao giải A.