'Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình' tại Hà Nội; Hải Phòng sẽ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam trong năm 2024...
Sáng 5/10, tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi tổng duyệt chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình', kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình' (16/7/1999 - 16/7/2024).
Sáng 5/10, hơn 8.000 người đã tham gia lễ tổng duyệt Ngày hội Văn hóa vì hòa bình dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình'.
Sáng 5/10, hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã đã tham gia tổng duyệt các màn diễu hành cho chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'.
Sáng 5/10, tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra lễ tổng duyệt Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình' (16/7/1999 - 16/7/2024).
Bộ Quốc phòng quyết định về việc sáp nhập Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật thành Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 5.
Sau 14 ngày tham gia tìm kiếm nạn nhân tại thôn Làng Nủ, lực lượng thuộc Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 đã hành quân rút khỏi địa phương, trở về đơn vị.
Ngày 17/9, UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với 2 bộ xương cá Ông (cá Voi) được phục dựng, trưng bày tại Lăng Tân, huyện đảo Lý Sơn.
Sau phiên tranh luận, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nới rộng khoảng cách dẫn trước cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.
Sáng 5/9, hòa chung không khí náo nức, rộn ràng của Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, các thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh toàn tỉnh đã vui vẻ, hân hoan dự lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội.
Sáng 5/9, gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội tưng bừng chào đón năm học mới 2024-2025. Lễ khai giảng được các nhà trường tổ chức trang trọng, ngắn gọn. Bên cạnh đó, chương trình có nhiều phần biểu diễn văn nghệ sôi động của các em học sinh, thể hiện khí thế quyết tâm đạt kết quả tốt trong năm học mới.
Cô trò điểm trường nóc Răng Chuỗi, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) có một lễ khai giảng giản dị nhưng đầy xúc động.
Do bàn giao mặt bằng để xây dựng dự án trường, gần 2.000 thầy và trò Trường THPT Phan Đình Phùng tổ chức khai giảng ở nhà thi đấu tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 4/9, tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 (thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 dành cho 40 học sinh đặc biệt: Các bệnh nhi ung thư đang được điều trị tại đây.
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày hội khai giảng, chính thức mở ra một năm học mới. Thời điểm này, các trường học trên cả nước đang tích cực chuẩn bị, sẵn sàng đón chào ngày toàn dân đưa trẻ tới trường.
Dịp Quốc khánh 2/9, tinh thần yêu nước được người trẻ lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.
Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hai ngày 1-2/9, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và các cơ quan bên cạnh cùng đông đảo đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore đã đến dâng hoa trước tượng Bác Hồ tại Bảo tàng Văn minh châu Á.
Nghi lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chào mừng Quốc khánh 2/9 luôn mang đến những giây phút thiêng liêng và đầy cảm xúc đối với mỗi người dân Việt Nam.
Hàng ngàn người đến Quảng trường Ba Đình lịch sử để chứng kiến lễ Thượng cờ dịp Quốc khánh 2/9.
Sáng 2/9, nghi lễ thượng cờ, chào cờ được tổ chức trang nghiêm tại quảng trường Ba Đình với sự tham dự của đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc.
Trong không khí của tết Độc lập, tôi lại nhớ đến lời kể của đồng chí Nguyễn Khoách (Thạnh) - nguyên đội viên Đội Du kích Ba Tơ, khi ông còn sống và ghi lại câu chuyện ý nghĩa này.
Hòa trong không khí cùng với Nhân dân khắp nơi trong cả nước tổ chức nhiều hoạt động lớn nhằm kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, tại Nghệ An nhiều địa phương tổ chức duyệt nghi thức Đội hết sức rộn ràng, vui tươi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Hình ảnh Nam Em nhận được sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng mạng!
Sinh năm 1978, tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân, Phạm Cánh Quân về phường Hàng Trống, bắt đầu công việc của một chiến sĩ công an. Để rồi từ đó, Trung tá Phạm Cánh Quân 'lấn sân' sang lĩnh vực giảng dạy, truyền thông, viết sách. Cuốn ký sự 'Công an phố cổ' (NXB Công an nhân dân) đến nay đã hai lần tái bản. Mới đây, anh lại giới thiệu với bạn đọc tập truyện ký mới 'Cuộc chiến cam go' (NXB Công an nhân dân).
Ê-kíp chương trình khẳng định không cố cắt ghép, tạo drama, trong khi Uyển Ân lẫn nghệ sĩ khác cũng lăn xả với các thử thách.
NSƯT Kiều Anh khiến các fan cực kỳ hạnh phúc khi báo tin vui mới.
Những ngày qua, trong trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam đã chung một niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tình cảm của người dân dành cho Tổng Bí thư là điều mà mỗi cán bộ, đảng viên dù ở vị trí nào cũng phải suy ngẫm, soi rọi lại mình.
Do lớp tôi đã cố gắng, chăm chỉ trong suốt cả năm học nên hè này các bậc phụ huynh đã tặng cho chúng tôi chuyến trải nghiệm đầy ý nghĩa tại khu di tích Côn Sơn.
Đội kỵ binh đón và hộ tống đoàn xe của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến lễ đón do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì.
Dù trời nắng to, nhưng với tình cảm yêu mến và kính phục, hàng vạn người dân đã nghiêm trang đứng dọc hai bên đường và trước Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người chiến sỹ cộng sản kiên trung về nơi an nghỉ cuối cùng.
Bất chấp cái nắng nóng gay gắt của mùa hè, hàng vạn người dân vẫn có mặt dọc các trục đường mà đoàn lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi qua để bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn với nhà lãnh đạo đáng kính. Tất cả đều chờ đón giây phút biệt ly nhà cách mạng kiên trung, người lãnh đạo suốt đời tận tụy vì nước, vì dân.
Cầm theo hoa, ảnh và cờ Tổ quốc, nhiều người bật khóc khi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ Nhà tang lễ Quốc gia, đi qua các tuyến phố tới nơi an nghỉ cuối cùng là Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, chiều nay (26/7). Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong thời khắc diễn ra Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, hàng nghìn người có mặt tại khu vực Hội trường Thống Nhất đã thành kính, trang nghiêm, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - vị lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trưa nay (26/7), sau khi kết thúc lễ truy điệu, lễ di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia. Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đặt tay lên linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời nhà tang lễ tiến về phía linh xa, phía sau là phu nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và toàn thể gia quyến, các đại biểu cùng tiễn biệt nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng Tổng Bí thư diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày, tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h00 ngày 26-7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng diễn ra lúc 15h00 cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch. Ngày từ trưa nay, công tác chuẩn bị đảm bảo an toàn, an ninh cho lễ tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng đã sẵn sàng. Hàng nghìn người dân đã chờ sẵn hai bên đường nơi linh xa sẽ đi qua...
Đông đảo người dân tập trung ở khu vực cổng Nhà tang lễ Quốc gia trước giờ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để có thể tiễn biệt ông lần cuối.
Dù trời nắng nóng, nhiều người dân đã có mặt tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để mong được tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Giữa dòng người xếp hàng yên lặng để tiến vào nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) tối 25/7, nhiều phụ nữ đã bật khóc nức nở khi vừa nhìn thấy linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dưới màn mưa mù mịt, dòng người vẫn nghiêm trang xếp hàng trước cổng Hội trường Thống Nhất, chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều 25/7, hàng nghìn người dân đã đến khu vực Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Những hình ảnh xúc động lấy đi nước mắt nhiều người trong tang lễ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Cơn mưa lớn như trút nước bất ngờ ập đến nhưng không ngăn được dòng người tìm đến Hội trường Thống Nhất, thắp nén nhang, tiễn biệt vị Tổng Bí thư đáng kính…
Người dân Hà Nội và các tỉnh thành có mặt từ rất sớm, xếp hàng nghiêm trang tại quê hương Đông Hội (Đông Anh) để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ 7 giờ sáng ngày 25-7, rất đông người dân TP.HCM đã đổ về Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1 để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.