TP Hà Nội vừa có đề nghị khôi phục lại phố Hàng Lọng. Việc đề nghị giữ tên phố Hàng Lọng nhận được nhiều ý kiến đồng tình của người dân, bởi tên phố, con đường không chỉ là định danh địa lý, mà còn là 'chứng tích sống' kể lại câu chuyện của Hà Nội nghìn năm…
Xã Cổ Đô trực thuộc Thành phố Hà Nội, chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025 trên cơ sở sáp nhập các đơn vị hành chính cũ. Dưới đây là các thông tin chính thức về địa giới, dân số, thủ tục hành chính và lãnh đạo mới của xã sau khi sắp xếp lại.
Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.
Làng gốm Mỹ Thiện, xã Bình Sơn (Quảng Ngãi cũ) phát triển sớm (từ đầu thế kỷ XVII), sản xuất được nhiều kiểu dáng xinh đẹp, tinh xảo như nồi, chum, chậu kiểng, bình hoa, ấm trà...
Chẳng biết nghề đóng giường, bàn ghế bằng tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng người dân nghèo ở vùng đất Quảng Nam (cũ), nay là Đà Nẵng, từ thuở lọt lòng đã nằm trên chiếc giường đơn sơ nhưng êm ái được đóng bằng tre. Có nhiều gia đình làm nghề theo kiểu 'cha truyền, con nối' và dù chẳng mấy dư dả song cũng đủ để nuôi con cái ăn học thành tài...
Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình 'Nghề thủ công truyền thống' và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 6-7, Bộ VH-TT-DL vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống, nghề gốm Mỹ Thiện (nay là xã Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Nghề gốm Mỹ Thiện có lịch sử hàng trăm năm, thể hiện kỹ thuật tinh xảo và bản sắc riêng biệt của vùng đất Quảng Ngãi.
Nằm giữa thung lũng nhỏ, được bao quanh bởi những cánh rừng thông hùng vĩ, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cùng những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Những năm gần đây, người dân ở Hua Tạt đã khai thác lợi thế sẵn có để phát triển du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống.
Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) vừa được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.
Lễ đón tiếng sấm của người Ơ Đu, nghệ thuật trống tế Yên Thành và chữ Thái ở tỉnh Nghệ An vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Từ ký ức bên khung cửi tuổi thơ, Veomanee Douangdala đã dệt nên hành trình mang văn hóa truyền thống của Lào từ Luang Prabang vươn ra thế giới - nơi di sản không chỉ được gìn giữ, mà còn sống cùng hiện tại và kết nối với tương lai.
Mới đây, Trại Sáng tác – khu lưu trú mới trong quần thể Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (xã Đoài Phương, Hà Nội) đã chính thức đưa vào khai thác. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới trong việc hoàn thiện hệ thống dịch vụ văn hóa – du lịch tại 'Ngôi nhà chung' của 54 dân tộc Việt Nam.
Một vụ lùm xùm thời trang bất ngờ trở thành chất xúc tác giúp thổi luồng sinh khí mới vào ngành thủ công truyền thống Ấn Độ…
Giữa những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ ở Hoàng Su Phì, tỉnh Tuyên Quang (trước đây là tỉnh Hà Giang), nghề chạm bạc truyền thống của đồng bào Nùng tại xã Pờ Ly Ngài vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Không chỉ là sinh kế, nghề còn là biểu tượng văn hóa, gắn liền với tín ngưỡng, tổ tiên và niềm tự hào về cội nguồn.
Các nhà bán lẻ giày dép và thợ thủ công Ấn Độ đã tận dụng niềm tự hào dân tộc bùng lên từ bê bối dép sandal của Prada để thúc đẩy doanh số, bán những đôi dép truyền thống có lịch sử từ thế kỷ 12, với hy vọng hồi sinh nghề thủ công đang gặp khó khăn.
Nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, Bộ VH-TT&DL triển khai kế hoạch hỗ trợ cộng đồng các dân tộc thiểu số trong việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống.
Bộ VH-TT-DL vừa công bố quyết định về việc đưa nghề làm bánh hỏi An Nhứt và nghề làm bánh tráng An Ngãi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Với nghề này, bạn chỉ cần ngồi một chỗ mà vẫn có thể kiếm vài trăm nghìn cho đến cả triệu đồng mỗi ngày.
Lễ hội Văn hóa Bonjour Việt Nam lần thứ 2 do Hiệp hội Art Space và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đồng tổ chức với nhiều hoạt động phong phú đã thu hút hàng nghìn người tham gia, khám phá, tìm hiểu về nghệ thuật, ẩm thực, âm nhạc dân gian Việt Nam.
Giữa dòng chảy của thời trang công nghiệp và sản xuất đại trà, có một thương hiệu Việt chọn lối đi riêng, chậm rãi, tỉ mỉ, đầy bản sắc, đó là thời trang da đà điểu, cá sấu Khatoco.
Giai đoạn qua, Bắc Giang đã đạt những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tỉnh chủ động đề ra những định hướng chiến lược cho công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026 - 2030
Tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu 'Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn'. Với sự kiện này, Lạng Sơn trở thành địa phương thứ tư của Việt Nam được UNESCO vinh danh, sau Hà Giang, Cao Bằng và Đắk Nông.
Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…
Hãng thời trang Prada bị chỉ trích vì mẫu dép sandal mới giống dép Kolhapuri, một biểu tượng văn hóa lâu đời của Ấn Độ, mà không ghi nhận nguồn gốc. Trước áp lực từ nghệ nhân và giới chức Ấn Độ, Prada đã chính thức thừa nhận di sản thiết kế này.
Trong hai ngày 28 – 29/6, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội) diễn ra chương trình giao lưu 'Mừng vui ngày hội gia đình' nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, với sự tham gia của đồng bào các dân tộc đang hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại đây.
Festival nước mắm Phú Quốc là dịp tôn vinh di sản văn hóa ẩm thực nước mắm truyền thống Phú Quốc đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển.
Festival là cơ hội để các nghệ nhân chia sẻ kỹ thuật, bí quyết và câu chuyện làm nghề; cầu nối để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, là dịp để du khách, người tiêu dùng trải nghiệm trực tiếp quy trình làm nước mắm.
Là một phần văn hóa đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hàng trăm năm nay, nghề làm bánh tráng An Ngãi và bánh hỏi An Nhứt truyền thống vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ở thời đại mà mọi thứ đều có thể thay đổi chóng vánh, việc gìn giữ những giá trị văn hóa gốc lại trở thành hành trình khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng với Ôlala Đồ Vùng Cao, hành trình đó được bắt đầu từ những điều gần gũi, giản dị nhất — nơi văn hóa không phải là thứ xa vời, mà chính là hơi thở trong đời sống thường nhật.
Giữa nhịp sống hối hả, nghệ thuật thêu tay - tinh hoa của nghề thủ công truyền thống tưởng chừng chỉ còn là ký ức. Thế nhưng, bằng sự sáng tạo và tình yêu văn hóa, nhiều người trẻ đang từng bước đưa nghề thêu tay trở lại với đời sống...
Bánh hỏi An Nhứt từ lâu đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân xã An Nhứt (nay là xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) mà còn là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của vùng đất này.
Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc.
Sáng 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Lễ công bố Quyết định đưa nghề thủ công truyền thống nghề bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề làm bánh tráng và bánh hỏi truyền thống tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện từ hàng trăm năm qua, lưu giữ qua nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay
Mùa hè này, Vinpearl Nha Trang mang đến một kiệt tác sân khấu đầy tự hào mang tên Việt Nam Bách Nghệ - show diễn đang thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những người yêu nghệ thuật và di sản văn hóa Việt. Lần đầu tiên, những hình ảnh tưởng như chỉ còn trong ký ức được tái hiện sống động trên sân khấu bằng ngôn ngữ nghệ thuật đương đại đầy biến ảo. Không chỉ khẳng định sức sống trường tồn của 'Hồn Việt' giữa nhịp sống hiện đại, đây còn là cơ hội để lớp trẻ hiểu và trân quý những giá trị truyền thống để viết tiếp những trang văn hóa thời kỳ mới của Việt Nam.
Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào M'nông tỉnh Bình Phước đã sáng tạo và tích lũy nhiều loại hình nghề thủ công truyền thống mang sắc thái đặc trưng của cộng đồng, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm.
Chỉ cách trung tâm TP Huế khoảng 7km về phía Tây Nam, làng hương Thủy Xuân nép mình bình yên dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng. Từ bao đời nay, ngôi làng nhỏ này đã nổi danh với nghề làm hương trầm truyền thống – một tinh hoa văn hóa đặc trưng của vùng đất cố đô. Không chỉ là nơi lưu giữ một nghề thủ công lâu đời, Thủy Xuân còn là điểm đến văn hóa độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp cổ kính, quyến rũ và phảng phất hương trầm giữa núi đồi xanh thẳm.
Chiếc Hongqi Golden Sunflower Guoli Lanting Yayun đã được đăng ký tại Trung Quốc, vừa được một người mua ở UAE chi 1,5 triệu USD để sở hữu.
Nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn, kiên trì khởi nghiệp và đã bước đầu thành công.
Tối 21/6, chương trình Con đường lụa Thái vươn ra thế giới (Thai Silk Road to the World) lần thứ 14 diễn ra tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Sự kiện do Bộ Văn hóa Thái Lan cùng Hiệp hội Lụa Thái và quảng bá văn hóa Thái Lan tổ chức.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), đang làm thay đổi sâu sắc hoạt động báo chí hiện đại. Từ những phương thức tác nghiệp thủ công dựa trên máy đánh chữ và máy ảnh phim, báo chí đã chuyển mình sang môi trường số hóa toàn diện, nơi AI tham gia vào nhiều công đoạn như thu thập, xử lý, sản xuất và phân phối tin tức.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn ở mức cao ở nhiều nơi tại châu Á và Thái Bình Dương mặc dù kinh tế tăng trưởng ổn định. Để thu hẹp khoảng cách, các quốc gia phải cải cách hệ thống giáo dục và mở rộng đào tạo nghề, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp do giới trẻ lãnh đạo.