Mưa lũ qua đi, dấu vết còn đọng lại… Mùa hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) vẫn nao nao trong thơm thảo, ngọt bùi. Dưới tán dẻ cổ thụ, gió heo may hanh hao rung rinh từng chùm quả chín đã ngả mầu vàng cháy.
Có trong tay 250 triệu đồng trúng số, vợ chồng chị Hiên lập tức đem trả hết các món nợ, cả gốc lẫn lãi.
Tôi là người hay sống bằng ký ức. Ký ức lúc u hoài âm thầm xa lắc, lúc xốn xang tươi rói như vừa mới hôm qua, có một thời đi học mãi mãi không quên; thỉnh thoảng xôn xao trở lại.
Ở hàng ghế cuối, những thân nhân mang danh phận người nhà của bị cáo lẫn bị hại nghẹn ngào giữa phiên tòa xin cho người đã sát hại cha mẹ mình thoát khỏi án tử
Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.
Nhắc đến cố thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm, nhiều người nhớ ngay đến những bài thơ nổi tiếng của ông như: 'Chiếc lá đầu tiên', 'Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, 'Viên xúc xắc mùa thu' hay 'Sông Thương tóc dài' - những bài thơ 7 chữ đã để thương để nhớ trong tâm hồn bao thế hệ học sinh, sinh viên.
Mùa thu luôn mang đến cho ta cảm giác yên bình và lắng đọng, như một nốt nhạc cuộc đời. Những ký ức về mùa thu luôn gợi lên trong ta một cảm giác ấm áp, lãng mạn và đầy hoài niệm. Mùa thu không chỉ là một mùa trong năm, mà còn là một phần ký ức, một phần của tâm hồn, luôn tồn tại và sống mãi trong lòng người. Mùa thu về, đó không giản đơn là những chuyển biến âm thầm của cỏ cây, hoa lá để cùng làm nên một sắc thu, tình thu đặc biệt mà còn giúp ta nhớ, tự hào về miền quá khứ, hay nói cách khác là đón thu này bỗng nhớ thu xưa…
Buổi lễ Khánh thành và bàn giao Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng diễn ra vào một sáng tháng 8 mùa thu nao nao cảm xúc và nhiều ấn tượng. Những người làm báo chúng tôi đến đây dường như đang được trở về 'nguồn cội', được nhìn và cảm nhận trọn vẹn những giá trị nghề nghiệp vô giá mà thế hệ đi trước để lại cho hôm nay…
Ngày ấy xa rồi, ngày ấy xa rồi, cho tôi tìm lại…' Lời hát ấy của một nhạc sĩ người Kinh mà cũng nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên. Không gian huyền thoại đang dần dần trở về với thời dĩ vãng.
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa loang ra dọc phố. Mưa lấm láp. Mưa tung hoành. Mưa gầy. Mưa quằn quại. Mưa thống thiết. Mưa hoang hoác màn đêm. Mưa như rút ruột trời. Mưa gột rửa cõi đất.
Kể từ năm 1947 đến nay, cứ mỗi độ tháng Bảy về, khi những hàng hoa bằng lăng tím ngắt khoe sắc cùng những chùm hoa đại trắng muốt, tinh khôi nơi nghĩa trang là người Việt Nam chúng ta từ già đến trẻ lại nao nao nghĩ về những người con trung hiếu đã hiến dâng cuộc đời mình cho non sông, đất nước.
Với những người cao tuổi, những người đã về hưu, có lẽ sự ấm áp trong hình ảnh của Tổng Bí thư mỗi khi xuất hiện tại các sự kiện, trên tivi, cũng là những điều họ không bao giờ quên được. Và giờ đây, khi ông đã ra đi, hình ảnh ấy vẫn cứ mãi khiến họ nao nao, rưng rưng trong lòng.
Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...
Tháng Sáu, mùa của những sắc hoa trong thành phố.
Thanh xuân của bạn là gì? Phải chăng là những tháng ngày rong chơi trong hành trình khám phá? Là được đi đến nhiều nơi, làm những gì mà mình thích… Thanh xuân còn là cơn mưa rào bất chợt, là những nuối tiếc, bồi hồi, rung động đến giờ vẫn còn nao nao cảm xúc. Và thanh xuân trọn vẹn hoài bão tuổi trẻ của tôi là PVcomBank…
Tháng 6, những cơn mưa bất chợt đến làm đất trời mát mẻ, dễ chịu hơn sau những tháng nóng nực, oi bức. Một sáng nào trên phố, ta nghe tiếng ve gọi hè, nao nao trước sắc đỏ hoa phượng rợp trời trên những con đường, những sân trường, góc phố. Và những hạ xưa lại ùa về trong ta xao xuyến, bâng khuâng…
Đã cuối tháng Năm, khi những cánh tím bằng lăng bắt đầu nhạt và kết trái; khi những cánh phượng rực đỏ cả góc trời đang rụng dần để cuốn đi cả một trời thương nhớ của lũ học trò, ta bỗng bắt gặp sắc vàng kiêu sa, đầy quyến rũ của Muồng Hoàng Yến.
Chiều muộn, đi làm về chạy ngang qua cánh đồng thôn Tây Trì Nhơn (Phú Thượng, TP. Huế) thấy một số bác nông dân còn loay hoay với những đống rơm giữa ruộng lúa vừa mới gặt lòng tôi lại nao nao khó tả. Những ký ức về tuổi thơ cứ thế ùa về. Đó là ký ức về những ngày ra đồng gặt lúa, về mùi thơm của những sợi rơm khô, những buổi chạy mưa khi cùng ba mạ phơi rơm, xây rơm ...
Khi những cơn mưa rào mùa hạ bất chợt đến rồi đi đỏng đảnh như cô gái mới lớn và những bông phượng vỹ vươn mình thắp lửa khắp sân trường, góc phố, lòng lại nao nao nhớ về thời áo trắng, nhớ thầy xưa, bạn cũ, nhớ những mùa thi và những buổi chia ly.
Vào những ngày thủ đô chùng chình sang thu, đi trên phố bạn sẽ dễ dàng ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm của hoa sữa cùng với chút cốm xanh xanh. Bấy nhiêu đó thôi đã đủ để báo hiệu, một mùa thu nữa lại về.
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.
Nỗi nhớ ấy từ giọng hát của thầy giáo Hồ Xuân Long ở thị trấn Khe Sanh. Ông kể chuyện những cô gái Vân Kiều đi hát Sim và khao khát nỗi tình muốn gửi trao cho người mình yêu. Giọng ông trầm khê vì thuốc lá nao nao âm hưởng tình ca: 'Bóng em lấp lánh như sao mới mọc/ Dáng em lấp lánh như vầng trăng đêm mười sáu/ Ta đi tìm em. Em ơi!...'. Ông là người có công biên soạn con chữ cho người Vân Kiều nên nghe ngọt tới con tim.
Tưởng chừng cuộc đời người đàn ông sau trúng số độc đắc 'chấm dứt' trên giường bệnh nhưng may mắn thay, người ăn ở tốt sẽ gặp điều tốt đẹp.
Có một người con gái miền Nam, biết tới món bánh giò của Hà Nội qua lời kể của ba. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Và giờ cô ấy đã hiểu sao ngày xưa ba mình lại ưa món bánh giò đến vậy.
Bút Tháp vẽ lên trời/ Chữ thành mây bay khắp miền Kinh Bắc...
Liên tiếp 2 năm trước, mùa bông ô môi đến rồi đi rất nhanh. Năm nay, sắc đỏ hồng dịu dàng ấy lại trổ khắp các địa phương ở Tây Nam Bộ, nhiều nhất là ở Đồng Tháp.
Những ngôi nhà mái gianh, những mành tre, liếp tre, rào tre... nét đặt trưng của làng quê xưa tưởng chỉ còn trong ký ức của lớp người trung niên và người cao tuổi, chợt ngỡ ngàng được 'gặp lại' nơi cửa Phật linh thiêng khi đến một số chùa cầu an, vãng cảnh.
Các cô gái ấy vóc dáng mỏng manh, tuổi đời rất trẻ, được sống trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ từ nhỏ. Nhập ngũ là quyết định lớn lao, thể hiện ý chí cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của 'phái yếu'. Hôm nay, họ chính thức lên đường, tập trung về đơn vị huấn luyện, bắt đầu quãng thời gian khoác lên mình bộ quân phục thiêng liêng.
'Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ...' là mỗi lần tôi lại nao nao với những kỷ niệm của mùa xuân và ngày tết. Con người ta thật lạ, xuân năm nào cũng đến, mỗi năm đều đặn vào dịp cố định, vậy mà cái cảm giác chộn rộn mong chờ vẫn cứ háo hức như là tươi mới.
Những ngày cuối năm, nghe mọi người kháo nhau rủ đi Nha Trang, Đà Lạt hay Thái Lan, Nhật Bản… đón Tết thấy ham. Trong khi đó, tôi và các thành viên trong gia đình cứ quây quần bên nhau mãi với điệp khúc mùa xuân năm nào cũng vậy: Về quê ăn Tết!
Cứ đến độ giữa tháng Chạp ai nấy đều nôn nao về 'mùi thơm' của Tết. Vậy Tết có mùi gì mà làm con người ta nôn nao đến kỳ lạ vậy?
Nhóm bạn trẻ trong trang phục áo dài truyền thống đã thực hiện bài nhảy độc đáo trên nền nhạc vui xuân, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách.
Sau đợt rét đậm rét hại kéo dài, mấy hôm nay trời đã ấm dần lên. Nắng lại bắt đầu trải vàng trên từng ngõ phố. Tôi lững thững bước ra đường, bất chợt gặp những làn gió nhè nhẹ thổi mơn man làm mái tóc bay bay. Những cơn gió của những ngày cuối đông vừa lành lạnh vừa mơ màng như dấu hiệu chớm nở của mùa xuân sắp đến.
Chợ quê những ngày cuối năm nhộn nhịp, đông vui là thế nhưng vẫn giữ được nét bình dị xưa nay.
Phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng luôn được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Hoằng Hóa quan tâm, chú trọng thực hiện. Phong trào không chỉ đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân, mà còn tạo sân chơi lành mạnh trong cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Không biết mình đã xa mấy cái tết ở quê hương rồi, chạnh lòng khi nhớ đến những ngày cận tết ở Phan Thiết - vui và rộn ràng biết bao!
Sang đông, khi những cánh đồng mía bắt đầu ngả vàng, lá ở ngọn ngắn và bé lại, lóng mía dài tối đa, thân mía căng ra là lúc mía vào độ chín.
Mỗi năm, khi tháng Chạp buông trùng trình những lời gọi mời về sự đoàn tụ gia đình, tôi lại nghĩ về ông nội và cách mà ông găm cái tết cổ truyền trong lòng con cháu, lan tỏa tâm thế đón xuân đến người làng. Đại gia đình vẫn quây quần, là mô hình tứ đại đồng đường tuyệt diệu.
Mỗi lần cơn gió nhè nhẹ, mát lành thổi mơn trớn trên cành cây ngọn cỏ, mỗi lần nghe hương xuân về khắp làng quê ngõ xóm, lòng tôi lại nao nao một nỗi niềm khó tả thành lời.