Từ tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch hàng năm, TP. Châu Đốc bước vào mùa du lịch (DL). Ngoài miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - một trong những địa điểm DL tâm linh nổi tiếng, đến với thành phố viễn biên này, du khách còn tham quan những công trình tôn giáo uy nghiêm hay khu chợ mắm nổi tiếng cả nước…
Tỉnh Kiên Giang có hơn 300 sản phẩm đạt chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao đến 5 sao và gần 200 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Sáng 5/12, Phòng Kinh tế TX. Tân Châu tổ chức buổi ra mắt website 'Quảng bá sản phẩm Tân Châu - An Giang' và fanpage 'Sản phẩm Tân Châu - An Giang'.
Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2020, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã thật sự thay 'áo mới', với diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân ngày một nâng lên. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã ngày càng phát triển.
Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm ra, ai cũng tấm tắc ngợi khen. 'Như một duyên nợ, tôi bắt đầu làm mắm từ 7 năm trước và gắn bó với nghề cho đến hôm nay. Công việc này không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá mà còn tạo cho tôi niềm vui, sự kết nối với khách hàng ở nhiều nơi', chị Hòa bộc bạch.
Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.
Con nước nổi hằng năm ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) ngoài việc giúp người dân có thêm thu nhập từ việc đánh bắt, khoanh nuôi nguồn lợi thủy sản, còn giúp bồi đắp một lượng phù sa giúp cho cây lúa vụ Đông - Xuân đạt năng suất cao hơn. Tuy nhiên, nguồn lợi mà con nước nổi ở Ngã Năm còn có thể nhiều hơn thế nữa, mà một trong số đó là kết hợp giữa việc đánh bắt, khoanh nuôi với phát triển du lịch.
Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thuộc khu vực vùng trũng nên hằng năm, mùa nước nổi kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11. Đây là thời điểm đã thu hoạch xong vụ lúa Hè - Thu, nước tràn về trên khắp các cánh đồng. Tận dụng nguồn nước trên đồng, nông dân tại một số địa phương trên địa bàn thị xã Ngã Năm nuôi cá đăng quầng (đăng bằng lưới quản lý cá trên ruộng); nuôi cá trong vèo; nuôi cá trong bờ bao để tăng thêm thu nhập.
Dường như, đối với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi là một mùa đặc biệt, nó không phải là xuân, hạ, thu, đông, cũng không phải là mùa khô hay mùa mưa. Đặt chữ 'về' trong khi nhắc mùa nước nổi, nó như một sự ngóng đợi của cư dân nơi dành cho người bạn từ phương xa.
Ngày 20/9, tại thành phố Rạch Giá, Hội Nữ doanh nhân tỉnh Kiên Giang tổ chức chương trình Kết nối phụ nữ và sản phẩm bản địa vùng Chín Rồng - Mekong Connecting. Chương trình thu hút hơn 150 doanh nghiệp đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Kiên Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong nhiều món ăn kèm lẩu mắm, cá kèo là thực phẩm kết hợp cùng khá bắt vị. Qua đó, tạo nên nồi lẩu mắm cá kèo thơm ngon, phảng phất phong vị ẩm thực miền Tây.
Từ ngày 10/8 đến 18/8/2024, tại công viên phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An, Hội chợ thương mại 'Tự hào hàng Việt Nam' (Hội chợ) được Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh và Sở Công Thương phối hợp tổ chức, gắn với sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Hội chợ do Công ty TNHH Tập đoàn Châu Anh Phát tổ chức thực hiện.
Sau những ngày nắng đổ lửa, cằn khô, hệ sinh thái ngập ngọt dưới tán rừng tràm 'cựa mình' thức giấc với vô vàn điều kỳ thú khi được những cơn mưa sòng thẳng giọt tưới tắm.
Chiều 5/6, TS. BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế An Giang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm tỉnh An Giang cho biết, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, An Giang không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Mỗi gian hàng trong chợ trăm năm tuổi Châu Đốc (tỉnh An Giang) bán trên 20 loại mắm truyền thống. Mỗi loại có màu sắc và hương vị riêng, như mắm cá lóc, cá sặc, cá chốt, cá linh, ba khía...
Ngày 13/5, đoàn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 tỉnh An Giang tiếp tục ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, thủy sản trên địa bàn huyện Châu Phú (tỉnh An Giang).
Các món ăn được chế biến từ cá lóc đồng khiến nhiều gia đình cảm thấy ngon miệng hơn trong những ngày đầu năm mới.
Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đặc sắc, An Giang còn lưu giữ rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống, mang đậm văn hóa miền Tây sông nước. Trong đó, có những làng nghề truyền thống đã hơn trăm tuổi. Sản phẩm các làng nghề làm ra được đông đảo khách hàng gần xa ưa chuộng, thuận lợi cho phát triển du lịch.
Hương vị mặn mòi của mắm cá kết hợp vị ngọt bùi của khoai lang đem đến cho tín đồ ẩm thực nhiều cung bậc cảm xúc trong hành trình khám phá Vĩnh Long.
Giỏ quà gồm các sản phẩm OCOP trở thành một điểm nhấn mới trên thị trường tết tại Kiên Giang. Không chỉ có doanh nghiệp phân phối, các chủ sở hữu sản phẩm OCOP trong tỉnh cũng quan tâm hơn việc đổi mới hình thức nhằm kích cầu tiêu dùng.
Với tiềm năng, lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã xây dựng, phát triển thành công các sản phẩm đặc trưng thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 18 sản phẩm đạt 3 sao trở lên và hơn 40 sản phẩm tiềm năng. Trong đó, nhiều sản phẩm OCOP đã và đang khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp (DN) kỳ vọng thị trường khả quan hơn, doanh số tăng hơn, bởi năm 2023 được đánh giá khá khó khăn.
Đến với du lịch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ thưởng thức nhiều loại đặc sản đậm vị phù sa.
Xác định du lịch là lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện U Minh Thượng (Kiện Giang) đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy ngành du lịch tăng trưởng.
Chợ Châu Đốc (An Giang) được mệnh danh là 'vương quốc mắm' với hàng trăm loại mắm làm từ cá, tôm, ba khía..., giá cả phải chăng.
Thời gian qua, việc ứng dụng chuyển đổi số (CÐS) để quảng bá sản phẩm và thanh toán không dùng tiền mặt, là phương thức đổi mới sáng tạo, có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm OCOP, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
U Minh Thượng (Kiên Giang) không chỉ nổi tiếng với di tích, thắng cảnh đẹp, nơi có vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên xanh mát mà còn hấp dẫn du khách với nhiều món ăn ngon, dân dã. Khi đến U Minh Thượng, du khách nên thưởng thức các đặc sản như cá lóc đồng nướng trui, cá trê vàng nướng chấm mắm gừng, mắm cá lóc chưng, bồn bồn xào, cá rô biển kho trái giác...
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch số 242/KH-UBND về việc triển khai chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Thời gian qua, các điểm bán hàng Việt, Phiên chợ Hàng Việt về nông thôn, Phiên chợ Công nhân, chuyến xe lưu động bán hàng bình ổn tại các khu, cụm công nghiệp,… được triển khai khá hiệu quả trên địa bàn tỉnh Long An. Qua đó, góp phần đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trên dải đất hình chữ S này, dù ở bất cứ nơi đâu người ta cũng có thể ăn mắm. Nhưng thú vị ở chỗ, mỗi vùng miền lại có những loại mắm khác nhau, phong cách ẩm thực khác nhau và những món ngon cũng rất khác nhau...
Một trưa cuối tuần lại đến, Trưa nay ăn gì chọn giới thiệu một món lẩu đặc sắc khi có hai phiên bản nấu theo vùng miền. Đó là món lẩu mắm cá lóc thơm lừng, nóng hổi nấu kiểu miền Tây hoặc miền Trung.
Các bạn mua những đặc sản miền Tây về làm quà sau chuyến du lịch, vừa là món ăn ngon cho gia đình và bạn bè thưởng thức, vừa mang ý nghĩa gắn kết hương vị tình thân.
Thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An có 6 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó, mắm cá lóc của Cơ sở làm mắm Bà Năm Nô (xã Thạnh Phú) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.