'Ngày chủ nhật xanh' hàng năm là một trong những hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Cùng với thanh niên cả tỉnh, tuổi trẻ xã Vĩnh Châu (TP. Châu Đốc) cũng sôi nổi ra quân, dùng sức trẻ làm đẹp thêm địa phương mình.
Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.
Bao nhiêu mùa xuân đi qua tôi vẫn thấy yêu bếp lửa, yêu góc bếp của mẹ như thuở nào và cảm ơn mẹ cho chúng con những cái Tết ấm áp
Thuở tôi còn bé, đâu chừng mươi tuổi, mỗi cuối Chạp giáp Tết, có một chuyện khiến tôi cảm thấy ngại ngần nhất, e dè nhất, là khi mẹ gọi vào bếp thì thầm: Con chạy sang nhà… đòi giúp mẹ món nợ…
Mùa Xuân đẹp hơn, ý nghĩa hơn; Tết ấm áp hơn, tươm tất hơn, rộn ràng hơn, trọn vẹn hơn... khi có bàn tay chung lo của chồng, của vợ, của các con.
Tầm giáp Tết, ba tôi lại ra sau vườn, lựa những con gà quá lứa để nấu món gà nấu măng khô. Măng được ba vào rừng lấy từ mùa mưa, mẹ tôi mang về sơ chế, cắt từng lát mỏng rồi đem phơi khô để dành Tết đến. Mỗi lần ăn gà kho măng, tôi lại luyến lưu bởi vị béo ngậy của thịt gà, vị thơm mềm của măng hòa quyện với hành tỏi ớt cay nồng. Để làm món ăn này, ngay từ sáng sớm ngày Ba mươi Âm lịch, mẹ tôi đã lui cui sau bếp, nhặt củi vào rồi bắt đầu nhóm lửa. Khi những tiếng tí tách vang lên, báo hiệu lửa đã bén đều nhau, mẹ đặt lên bếp chiếc nồi to chứa đầy nước đun sôi. Trong lúc này, ba rọi đèn pin vào chuồng gà rồi lựa cặp gà già nhất bầy đem ra sơ chế sạch sẽ với gừng và nước muối rồi để lên rổ tre cho ráo nước. Mẹ bắc thêm nồi nước sôi, rưới đều lên chiếc thau đã chứa sẵn lượng măng khô vừa đủ để ngâm cho măng mềm. Mẹ liên tay dùng đũa lớn đảo trộn cho măng thấm nước nóng. Mẹ đảo đến đâu, nước trong thau chuyển thành màu nâu đến đó. Chờ cho đến khi nước nguội, mẹ bỏ hết nước ra rồi bắt đầu xả măng nhiều lần dưới vòi nước sạch. Sau đó, mẹ cho măng vào nồi, luộc thêm hai lần nữa. Đến lần luộc cuối cùng, mẹ cho thêm ít dầu phộng. Mẹ bảo luộc nhiều lần như vậy để loại bỏ hết độc tố trong măng, còn cho dầu vào giúp măng thơm, mềm, dễ ăn. Cuối công đoạn này, ba sẽ dùng đôi tay lực lưỡng vắt cho măng sạch hẳn nước. Chỉ chờ vậy, mẹ và tôi trải tấm bao lớn ra, ngồi lên chiếc ghế con rồi tỉ mẩn xé măng thành từng sợi nhỏ vừa ăn.
Xuân về ăm ắp trong lá dong xanh mướt. Trong hồng phai nụ đào, trong ngồng cải vàng bừng sáng góc vườn ngọt thơm hương đất. Bao nhiêu sắc màu là bấy nhiêu dấu yêu náo nức, là nồng nàn màu tết, màu quê, màu của linh thiêng nguồn cội.
Khi cơn gió lạnh đông lật giở từng nếp thời gian, ấy là lúc kí ức cựa quậy. Cây bàng góc phố bình thản đón tia nắng đông như chừng còn ngái ngủ. Bỗng thèm thấy đôi bóng song thân khỏe khoắn lui cui bên gian bếp oi oi mùi tháng năm nghèo khó. Nếp xưa dậy lên cồn cào nhớ. Khi ấy, đọc tản văn 'Những cuộc trà trên căn gác cũ' (NXB Hội Nhà văn - 2024) của nhà báo Trần Nhật Minh, Trưởng ban VOV6, Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi thấy bóng ngày cũ hiển hiện thân thương.
Buổi sáng cuối tháng mười một, tiết trời lành lạnh dễ chịu. Tôi tỉnh ngủ vì nghe một tiếng động nhỏ bên ngoài cửa phòng. Một tiếng động của sự dọn dẹp. Sau vài giây định tâm, tôi hiểu ra đấy là mẹ. Mẹ dậy sớm và đang dọn lại mấy món đồ chơi của cháu ngoại tối qua còn sót trên sàn, lùa cây chổi vào gầm bàn gầm ghế quét đi quét lại cho thật sạch từng cọng tóc.
Má tôi có niềm đam mê bất tận với nghề làm mắm. Mà đã là người miền Tây thì không ai là không biết ăn mắm hoặc từng ngửi thấy mùi mắm trong nhà.
Bạn bảo ở thành phố, mùa đông chỉ đến với những ai dậy sớm.
Năm nào chẳng thế, cứ độ cuối tháng 8 sang đầu tháng 9 âm lịch là nó lượn vòng chợ tạm dặn mấy bà bán rau lấy giúp vài ba cân để ngâm.
Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: 'Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp'.
Dù đã không còn gắn bó cùng đồng ruộng nhưng bây giờ mỗi khi đứng trước cánh đồng, cảm giác xốn xang vẫn tràn ngập trong lòng tôi.
Giá dịch vụ thu gom rác thải cồng kềnh từ nơi phát sinh đến các điểm tập kết được thỏa thuận chủ nguồn thải với đơn vị thu gom.
Quê hương là nơi luôn mang đến cho mỗi người cảm giác 'thuộc về'. Nhưng với nhiều người phải sống xa quê, một bữa nào bất chợt nhận ra mình đã xa chốn ấy như cuống rốn lìa xa bụng mẹ lâu ngày. Để rồi khi đang náu thân ở một nơi nào đó, nỗi nhớ quê cồn cào đánh thức bao hình ảnh quen thuộc, mà đôi khi đã vuột mãi khỏi đời mình. SGGP xin giới thiệu thơ của hai tác giả Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Quốc Việt về nỗi lòng của người ly hương.
Trong ký ức tuổi thơ của một cô gái trẻ, chái bếp của ngoại là nơi đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất và là nơi mà cô được ăn nhiều món ngon nhất trên đời.
Từ thuở lọt lòng tôi đã được nghe câu hát ru nôi của mẹ: 'Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...'.
Khi đã làm người lớn, có bao giờ trong hồi tưởng của bạn vọng về những tiếng rao ngang dọc mấy con đường xóm cũ? Tôi nhớ lắm, thi thoảng ước chi mình như cánh chim lạc đường bay về miền nhớ...
Có một người trong mỗi lần xa quê đều rất nhớ thương hương vị quê nhà qua từng món ăn đậm đà, dân dã. Nỗi nhớ nhiều tới mức mà mỗi khi có dịp trở về, cô chỉ muốn chạy ngay về nhà để được ăn những món ăn quen thuộc đó. Những món mà khi ở xứ người, cô chỉ biết hít hà nhung nhớ.
Tôi sinh ra nơi dải đất miền Trung nghèo khó, trong những năm tháng đất nước vẫn còn cơ cực, nghèo nàn. Hai nỗi khó nghèo đó đã cho tôi những trải nghiệm khó quên trong đời. Ngày ấy, cuộc sống còn thiếu thốn đủ bề, bữa ăn chỉ đạm bạc với sắn, với khoai khiến người ta luôn thèm được có những bữa ăn ngon, đặc biệt là rất mong chờ những ngày giỗ, tết, cưới xin. Tôi không may mắn như nhiều người, phải theo mẹ lang bạt khắp nơi để mưu sinh nên Tết đối với tôi luôn là nỗi thèm khát, mong chờ.
Thương gửi mẹ,
Xem nhau như ruột thịt, những bà mẹ Việt Nam còn chịu khó đưa các con đi tham quan, làm từ thiện, hướng dẫn phong tục, tập quán của người Việt cho các con.