'Giữ lửa' làng nghề truyền thống ở Hải Lăng

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ngành chức năng, một số làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, phát triển làng nghề theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với nền kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

Hải Lăng sâu thẳm mạch nguồn

Vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, dải đất Hải Lăng là phần đất của bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Qua bao biến thiên của thời cuộc, sự trung trinh như nhất, nền văn hóa sâu dày và phẩm tính bền gan, vững chí của mảnh đất và con người Hải Lăng đã góp phần kiến tạo nên mạch nguồn sâu thẳm của quê hương nơi vùng cực Nam Quảng Trị.

Bơ vơ phận mồ côi

Bố mẹ ly hôn sớm, từ nhỏ em ở cùng với bà nội và người bố bị mắc bệnh tâm thần. Thế nhưng, cách đây chưa lâu, chỉ trong vòng 11 ngày lần lượt bà nội bị mất do tai nạn giao thông, tiếp đó người bố cũng đột ngột qua đời. Em trở thành người bơ vơ trên cõi đời... Em là Mai Thị Yến Nhi, sinh năm 2007 ở thôn Phương Hải, xã Hải Bình, huyện Hải Lăng.

Du lịch Hải Lăng, nhìn từ lễ hội 'Phá trằm' Trà Lộc

Lễ hội 'Phá trằm' Trà Lộc năm 2024 diễn ra vào ngày 31/8 thu hút hàng nghìn người dân và du khách trong và ngoài nước tham gia. So với những năm trước, lượng khách đến Hải Lăng tăng đột biến, báo hiệu một bước đột phá trong phát triển du lịch của địa phương.

Cây tre tự bao đời nay đã gắn bó với người Việt, trở thành một biểu tượng của ý chí bền bỉ, tinh thần đoàn kết. Trước xu thế đô thị hóa mạnh mẽ, những rặng tre dần thưa thớt, thậm chí vắng bóng ở một số vùng quê, khiến không ít người bùi ngùi, tiếc nhớ.

'Làng lạ' Tân Phương Lang

Câu chuyện về một ngôi làng chục năm làm dân tỉnh này nhưng làng ở... tỉnh khác từng biến Tân Phương Lang thành một ngôi... làng lạ. Câu chuyện đó chỉ mới chấm dứt 3 năm trở lại đây. Nhưng ký ức về những ngày lập làng gian khó, về cảnh sống '2 quê' ngược xuôi để có sự đổi thay như ngày hôm nay thì người dân Tân Phương Lang (trước thuộc xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, nay thuộc thôn Nam Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng) không bao giờ quên.

Hàng nghìn ha lúa của nông dân Hải Lăng nguy cơ 'mất trắng'

Mưa lớn trái mùa những ngày qua khiến người dân huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) chịu thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa bị nước nhấn chìm, hàng nghìn ha lúa, hoa màu nguy cơ mất trắng.

Kỳ lạ ngôi làng nói thứ ngôn ngữ đặc biệt ở Quảng Trị: Tây không hiểu, ta không rành

Làng Phú Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có tuổi đời hơn 500 năm tuổi có 'mật ngữ' kỳ lạ, lưu truyền nhiều thế hệ.

Đánh thức trầm tích văn hóa làng

Cùng với sự đi lên của đời sống và các xu hướng đô thị hóa thì văn hóa làng xã đang dần bị mai một. Song, đó đây vẫn giữ lại nét đặc trưng của hương thôn truyền thống, như một tín hiệu cho thấy giá trị trường tồn của bản sắc Việt. Chúng tôi về làng Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng nhân dịp kỷ niệm 550 năm thành lập làng (1470 - 2020). Thật ngỡ ngàng xúc động bởi các giá trị văn hóa đã lắng kết thành 'trầm tích' làng vẫn được lưu giữ và đánh thức.

Phương Lang - Nét duyên chợ làng

Quê tôi ở tận miền biển Triệu Lăng. Ngày nhỏ, mỗi khi được cha mẹ cho về quê ở lại, niềm mong mỏi háo hức nhất của đứa trẻ lên 10 là tôi lúc bấy giờ là rạng sớm dậy đi theo mấy o, mấy dì gánh khoai lang lên chợ Phương Lang bán, được o mua cho đồng quà tấm bánh. Chợ làng Phương Lang (xã Hải Ba, huyện Hải Lăng) trong ký ức xưa bây giờ đã qua bao đận đổi thay. Thế nhưng, mỗi khi nhắc về chợ làng Phương Lang vẫn thấy xốn xang…

Bánh ướt Phương Lang đạt doanh thu mỗi năm khoảng 7 tỉ đồng

Những năm qua làng nghề truyền thống sản xuất bánh ướt Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng phát triển khá tốt, sản lượng bánh tiêu thụ ổn định ở mức cao và thị trường ngày càng được mở rộng.

Gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường

Với sự hỗ trợ của tỉnh và các ngành chức năng, trong những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều tăng trưởng khá, đóng góp vào ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Điều đáng ghi nhận là để phát triển công nghiệp bền vững, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công thương đã ưu tiên hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện mô hình sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Chuyện về một ngôi làng

Nhiều người biết đến làng Thi Ông thuộc xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng là một mảnh đất học có tiếng. Điều này hẳn nhiên là đúng nhưng chưa đủ. Thi Ông cần được nhìn nhận đúng mức như một hương thôn không dễ có với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, nhưng vì nhiều lí do chưa được lan tỏa gần xa.