Trong quá khứ, SaPa từng xấu hổ, coi đôi mắt 2 màu là điểm khác biệt với mọi người, nhưng giờ đây, cô lại trân trọng, xem đó là nét đặc biệt của bản thân.
Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được xem là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Từ bàn tay thủ công và kỹ thuật nung lộ thiên của đồng bào người Chăm đã thổi hồn vào sản phẩm gốm những nét riêng độc đáo, quyến rũ.
Đồng bào Chăm sinh sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TPHCM, An Giang... với một nền văn hóa đặc sắc thông qua những kiến trúc, lễ hội, trang phục… Tuy nhiên, theo thời gian, văn hóa của đồng bào cũng đã có những biến đổi, cần bảo tồn tránh mai một…
Trong giai đoạn hiện nay, khi người tiêu dùng có yêu cầu thẩm mỹ cao, làng gốm Bàu Trúc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận phải tìm hướng đổi mới để phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn phải dựa trên nền tảng văn hóa Chăm để giữ được dáng vẻ và nét đặc sắc riêng.
Ninh Thuận có làng Bàu Trúc nổi tiếng một dòng gốm Chăm đặc sắc. Mỗi khâu, mỗi nét trong nghề gốm ở đây đều đặc sắc: nguồn gốc lâu đời, nguyên liệu đất và cách pha chế, cách nung và tạo màu men, tính độc bản của từng sản phẩm… Nhưng độc đáo hơn cả là cách những người phụ nữ ở đây tạo ra gốm - họ 'đánh vòng'.
Dự án 'Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào di sản tại làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận' do Hội đồng Anh tài trợ, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Ninh Phước, UBND thị trấn Phước Dân phối hợp thực hiện. Đến thời điểm hiện tại dự án đã triển khai được 9 tháng (từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019).
Làng gốm Bàu Trúc có tuổi đời hàng trăm năm, là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á đến nay vẫn duy trì phương pháp sản xuất hoàn toàn thủ công.