Những khung cửi cổ ở Thượng Lâm

'Khung cửi kẽo kẹt ngày đêm/Sợi tơ óng ả, ấm êm cửa nhà', câu ca dao quen thuộc về khung cửi đã đi vào tiềm thức người Tày Thượng Lâm (Lâm Bình). Những chiếc khung cửi truyền qua bao thế hệ nơi đây, được ví như người bạn tâm giao, kẽo kẹt theo năm tháng lắng nghe biết bao tâm tình buồn vui của các bà, các mẹ nơi đây.

Khát vọng hồi sinh nghề dệt truyền thống

Đã lâu lắm rồi, tiếng thoi đưa dệt nên những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo của bà con dân tộc thiểu số ở Thôn 3, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm dường như đã vắng tiếng. Nhưng nay, tiếng thoi đã bắt đầu trở lại bên khung dệt. Mỗi con thoi đưa dẫu không kéo theo sợi chỉ dệt mà chỉ là thao tác kỹ thuật người lớn đang truyền dạy cho thế hệ tiếp nối, thế nhưng từng nhịp thoi đưa ấy như là sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa sự trao truyền và nuôi dưỡng niềm đam mê, giữa sự gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để thế hệ trẻ hôm nay có thể dệt nên niềm tin về sự hồi sinh nghề truyền thống ngay chính tại buôn làng nơi nó được sinh ra.

Nghệ nhân Rơ Châm En: Hơn 50 năm 'giữ lửa' nghề dệt

Hơn 50 năm qua, nghệ nhân Rơ Châm En (SN 1949, làng Bàng, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài 'giữ lửa' cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.

Ấn tượng Tiên Sa Show: Trải nghiệm mới của du lịch Đà Nẵng

Sự kết hợp tinh tế giữa các loại hình nghệ thuật múa, xiếc và kịch. Vũ nhạc kịch Tiên Sa mở ra một thế giới huyền thoại kỳ ảo đầy mê hoặc cho người xem, trở thành điểm đến mới du lịch Đà Nẵng.

The SENS Business Lounge - Chạm tinh hoa lụa Việt

Ngày 28.4, The SENS Business Lounge chính thức mở cửa, chào đón những vị khách khách đầu tiên. Tại tầng 4, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khang trang hiện đại, The SENS là định nghĩa mới về dịch vụ sân bay, mang đến khách hàng một không gian văn hóa, thanh lịch đậm bản sắc Việt, thưởng thức ẩm thực tinh hoa và tận hưởng những phút giây thư giãn tuyệt vời với tiện nghi hiện đại.

Nghệ nhân Êđê và hành trình giữ hồn thổ cẩm

Người miệt mài ngồi bên khung dệt là nghệ nhân H'Jih Ayun. Những tiếng lách cách như là nhịp đập của thời gian, là hơi thở văn hóa, là linh hồn của người Êđê được chắt lọc qua bao thế hệ.

Giữ sợi ký ức trên khung dệt buôn làng

Giữa không gian núi rừng Lắk (tỉnh Đắk Lắk), tiếng khung cửi lách cách vọng ra từ Nhà văn hóa cộng đồng buôn Lê như lời thủ thỉ của ký ức. Những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu được dệt nên bằng sự nhẫn nại, khéo léo và tình yêu sâu đậm dành cho bản sắc văn hóa người M'nông R'lăm. Không cần phô trương, nghề dệt ở buôn làng này như một sợi chỉ mảnh - lặng lẽ nhưng bền bỉ - kết nối hiện tại với quá khứ, nuôi dưỡng niềm tự hào trong lòng người con núi.

Thắp lửa yêu thương nơi buôn làng Jrai

Ngày 9.7.2022, làng Phung (xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) rộn ràng tiếng cười, tiếng nói, ánh mắt bừng sáng trên khuôn mặt những người phụ nữ Jrai: CLB dệt thổ cẩm chính thức ra mắt, không chỉ mang theo niềm vui mà còn mở ra hy vọng mới cho cộng đồng.

Sống lại những khung dệt thổ cẩm của người Ba Na

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của cộng đồng người dân tộc thiểu số ở các vùng cao nói chung và tại Bình Định nói riêng. Những sản phẩm thổ cẩm của người Ba Na không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc.

Đưa làng nghề dệt chiếu Cà Hom trở thành 'điểm sáng' trong bản đồ du lịch Trà Vinh

Dệt chiếu Cà Hom là một trong những nghề truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh được hình thành cuối thế kỷ 19. Trải qua bao thăng trầm, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều nghệ nhân vẫn kiên trì bám trụ, giữ gìn những giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu nơi đây.

Làng dệt khăn rằn - nơi gìn giữ vẻ đẹp truyền thống của người dân Nam Bộ

Đối với người dân miền sông nước Cửu Long, chiếc khăn rằn (mà theo lời kể của các bậc cao niên thì bắt nguồn từ khăn Krama của đồng bào dân tộc Khmer) là một vật không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Từ bao đời nay, nó trở thành người bạn đồng hành với người dân miệt vườn Nam Bộ, với rất nhiều công dụng như: dùng để choàng cổ, quấn đầu, lau mồ hôi, làm thắt lưng, đựng lương thực khi đi đường hay làm võng cho trẻ em...

Hà Đông bảo tồn và phát triển kinh tế gắn với du lịch làng nghề

Thời gian qua, quận Hà Đông đã có những giải pháp chỉ đạo tập trung về bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa góp phần phát triển kinh tế- xã hội, du lịch trên địa bàn.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Những sợi chỉ dệt sắc màu Đam Pao (Bài 2)

Đã có lịch sử nhiều đời truyền lại nhưng làng dệt thổ cẩm Đam Pao hôm nay đang trầm ngâm. Người già dần vắng, người trẻ không còn lưu luyến với khung dệt, Đam Pao đang lặng lẽ tìm bước đi mới cho những tấm thổ cẩm.

Những sợi chỉ dệt sắc màu Đam Pao

Đam Pao, buôn nhỏ ở xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà với những người phụ nữ kiên trì, ngày ngày mải miết trên khung dệt, hòa mình làm một với những sợi chỉ. Họ đã dệt nên sắc chàm của núi, sắc xanh của trời, sắc đỏ của những buổi hoàng hôn rợp bóng. Người đàn bà hóa thân vào khung cửi, dệt nên sắc màu Đam Pao.

Rét nàng Bân diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Rét nàng Bân được hiểu là đợt rét cuối cùng trước khi mùa hè đến, vậy hiện tượng thời tiết này thường diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Hỗ trợ kỹ thuật cho mô hình dệt thổ cẩm xã Chư Don

Từ các ngày 24 đến 26-3, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai hoạt động 'Hỗ trợ kỹ thuật cho mô hình dệt thổ cẩm' tại làng Thơ Ga B, xã Chư Don.

50 năm Thống nhất đất nước: Ngắm đất và người Quảng Ngãi

Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề 'Quảng Ngãi 50 năm - Đất và Người' tại Quảng Trường Phạm Văn Đồng, diễn ra đến hết ngày 30/3.

Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm…

Vùng đất Cà Mau có rất nhiều nghề truyền thống được hình thành hơn một trăm năm, trong đó phải kể đến nghề dệt chiếu.

Nghề dệt thổ cẩm ở làng Chăm

Chiều muộn, trong căn nhà gỗ ba gian trưng bày hàng thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang), lão Mohamach chậm rãi rót trà. Hơi nóng tỏa lên, hòa vào không khí tĩnh lặng của ngôi làng. Hôm nay là ngày lễ Ramadan, khách đến thăm vào dịp này không nhiều, nhưng họ muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục của đồng bào, nên lão vui vẻ nhận lời.

Giữ gìn di sản văn hóa nghề dệt Dèng của người Tà Ôi

Nghề dệt Dèng mang giá trị sâu sắc về phản ánh đời sống của người Tà Ôi. Trải qua nhiều biến động lịch sử, nghề dệt Dèng vẫn tồn tại, tuy nhiên, trước sự phát triển của xã hội hiện đại, đòi hỏi sự chung tay bảo tồn để không bị mai một.

Làng dệt Srây Skôth ngày càng khởi sắc

Từ TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang, men theo tỉnh lộ 948 ngược về dãy Thiên Cấm Sơn gần 30km là đến làng dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer (tại ấp Srây Skôth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên).

Trung Quốc áp dụng phương pháp 3.000 năm trước cho máy bay chiến đấu mới

Công nghệ tàng hình tiên tiến trên các máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc được cải tiến từ nghệ thuật dệt lụa Jacquard, có từ 3.000 năm trước.

Khung cửi dệt nên văn hóa!

Từ quần áo là vỏ cây, da động vật chuyển sang vải vóc là một bước tiến bộ mang tính bước ngoặt của văn minh nhân loại. Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, quần áo mang chức năng thẩm mỹ. Người Việt có tục ngữ sâu sắc: 'Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần'. Không chỉ là hình thức bên ngoài, quần áo còn nói bao điều bên trong, về địa vị, thói quen, sở thích, tâm tính…

Làng Phung giữ lửa nghề truyền thống

Những năm qua, trụ sở của Câu lạc bộ dệt thổ cẩm làng Phung (xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) dần trở thành điểm hẹn yêu thích của người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. Với những cách làm sáng tạo, các nghệ nhân tại đây đã nỗ lực bảo tồn giá trị nghề dệt truyền thống của đồng bào Gia Rai và tiếp tục phát huy trong đời sống hiện đại.

Hành trình 'gặt quả ngọt' từ vốn tín dụng chính sách ở Hải Lăng

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mang tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Qua thực tiễn hơn 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng CSXH (Chỉ thị số 40) trên địa bàn huyện Hải Lăng cho thấy, tín dụng CSXH đã trở thành một 'điểm sáng' và là một 'trụ cột' trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Bông lục bình tím ngát

Phía sau nhà có một con sông nhỏ. Phiến chưa bao giờ hỏi dòng sông ấy bắt đầu từ đâu khi nhìn ngược về phía nguồn chỉ thấy một khúc quanh đầy những bụi tre ngà. Về phía cuối sông là những dãy núi bạt ngàn màu xanh sẫm, cũng không biết núi kết thúc ở đâu. Trước mặt nhà lại có một cây cầu nhỏ chỉ đủ cho hai chiếc xe máy chạy qua con dốc thấp là con đường ra tới quốc lộ. Từ nhà Phiến nhìn ra sẽ thấy một cây cầu khác cao hơn, lớn hơn bắc qua một khúc cong của con sông và đó là đường về phố.

Đà Nẵng: Vũ nhạc kịch 'Tiên Sa' hút hồn khán giả

Tối ngày 14/2, vũ nhạc kịch 'Tiên Sa' – vở diễn ứng dụng công nghệ sân khấu đa chiều đầu tiên ở Đà Nẵng đã chính thức ra mắt tại nhà hát Trưng Vương với lượng khán giả, trong đó có khá nhiều khách du lịch nước ngoài ngồi kín khán phòng.

Khám phá vẻ đẹp, con người Đà Nẵng qua âm nhạc và vũ điệu

Tiên Sa show - vở diễn nghệ thuật vũ nhạc kịch kể chuyện đất và người Đà Nẵng trong hành trình huyền bí đầy mộng ảo - chính thức công diễn vào tối nay (14-2), hứa hẹn mang tới nhiều bất ngờ thú vị cho nhân dân và du khách của phố biển xinh đẹp.

Câu chuyện từ sợi bông người La Chí

Không rực rỡ, không phô trương, trang phục truyền thống của người La Chí ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mang vẻ đẹp giản dị của sắc chàm trầm mặc. Trong từng sợi bông, mũi chỉ mang hình bóng của mẹ, của bà, của từng thế hệ phụ nữ La Chí. Và lặng lẽ, bình yên, người La Chí mặc trang phục cổ truyền mỗi ngày, như những ký ức không lời mà đất và người đã cùng viết nên.

Về Đồng Tháp, thăm làng nghề dệt choàng hơn 100 năm tuổi

Hơn một thế kỷ qua, làng nghề dệt khăn choàng ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vẫn vang vọng tiếng máy dệt lách cách. Bằng sự khéo léo và cần mẫn, người dân nơi đây không chỉ giữ gìn nghề truyền thống mà còn tiếp nối tinh hoa cha ông để lại.

Những người thợ dệt chiếu cuối cùng ở Cà Mau

Dù không còn ở giai đoạn hưng thịnh nhưng những người thợ dệt chiếu cuối cùng ở Cà Mau vẫn quyết tâm bám trụ với nghề

Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận và hành trình đưa lụa Việt vươn xa

Là người đầu tiên dệt thành công lụa từ tơ sen và tiên phong 'huấn luyện' tằm tự dệt chăn tơ tại Việt Nam, Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận (sinh năm 1954, tại thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ khơi dậy nghề dệt lụa truyền thống mà còn đưa sản phẩm lụa Việt vươn xa trên bản đồ quốc tế.

Danh tính vị trạng nguyên là ông tổ nghề dệt chiếu Việt Nam: Học giỏi, tài cao, hết lòng vì dân

Ông đỗ trạng nguyên niên hiệu Hồng Ðức thứ 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông. Nổi tiếng học giỏi, tài cao và có công trong việc nghĩ ra sáng kiến cải tiến cách dệt chiếu hiệu quả.

Thơ mộng ngôi làng cổ bên dòng sông chảy ngược

Làng Kon K'Tu (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét cổ kính, mộc mạc và những giá trị văn hóa có tuổi đời hàng trăm năm. Đặc biệt, bà con Ba Na trong làng vẫn hăng say 'giữ lửa' với nghề đan lát, thổ cẩm.

Bản sắc truyền thống- Phát triển du lịch nông thôn

Mường Và - một bản làng thanh bình, nơi lưu giữ bản sắc truyền thống dân tộc Lào xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Trong nhịp sống hiện đại, bản làng đang dần khoác lên mình diện mạo mới, trở thành điểm đến du lịch nông thôn hấp dẫn.

Rộn ràng làng lụa Vạn Phúc ngày cận tết

Nghệ nhân miệt mài bên khung dệt, cho ra những sản phẩm lụa đẹp mắt, mang ý nghĩa may mắn và thịnh vượng. Gian hàng tràn ngập quà tết hấp dẫn, khách du lịch và người dân đến chọn lựa, tạo nên không gian ấm áp và sôi động trước thềm năm mới. Những ngày này, làng lụa Vạn Phúc trở nên nhộn nhịp, rộn ràng và đầy sắc màu như thế...

Phụ nữ Quảng Nam chuyển hướng để giữ làng nghề dệt chiếu hơn 500 năm tuổi

Làng nghề dệt chiếu cói Bàn Thạch (thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã hơn 500 năm tuổi. Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống này, phụ nữ Bàn Thạch đã có những bước chuyển để có thể tiếp tục 'kéo dài thêm sợi cói trên những khung dệt'.