Ngày 24/1, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn tổ chức lễ tiễn người lao động, sinh viên, tình nguyện viên về quê đón Tết trong Chương trình 'Tết chung một nhà' năm 2022.
Ngày 24/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn phối hợp Tổng Công ty Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tổ chức chương trình 'Tết chung một nhà' đưa người lao động các tỉnh, thành phố rời Thành phố Hồ Chí Minh về quê đón Tết.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương năng động, kinh tế phát triển, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, nhưng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đang có xu hướng giảm trong 5 năm qua. Để nâng hạng PCI và hoàn thành mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, đưa thành phố nằm trong nhóm 5 địa phương đứng đầu cả nước về PCI, ngay từ đầu năm 2022, các cấp, ngành, chính quyền của thành phố đang bắt tay triển khai nhiều giải pháp.
Quỹ đất khai thác ngay sắp cạn, trong khi vẫn còn hàng ngàn héc-ta chưa được triển khai do vướng pháp lý, TP.HCM đang trong tình trạng 'thừa mà thiếu' đất công nghiệp.
Kết quả thanh tra đối với các khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh do Thanh tra Chính phủ thực hiện trong năm 2021 cho thấy, nhiều doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng dẫn đến lãng phí đất.
UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm đối với tập thể, cá nhân theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về quản lý xây dựng, đất đai đối với khu công nghiệp, khu đô thị, chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác.
Số lao động tại các KCX-KCN TP đã tiêm vắc-xin đủ 2 mũi và F0 đã khỏi bệnh đạt tỉ lệ 94%, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ việc khôi phục hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới
Khu đô thị Tây Bắc TPHCM (KĐTTB) có thể gọi là vùng đất vàng với diện tích lớn còn lại của TPHCM. Với vị trí địa lý và địa chất đặc biệt, khi được đầu tư đúng mức, một ngày rất gần, nơi này sẽ trở thành một trong những khu vực phát triển năng động trọng điểm của thành phố.
Trong những ngày đầu tháng 10-2021, có khoảng 60.000 lao động ngoại tỉnh từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương về quê. Tuy nhiên, riêng thành phố Hồ Chí Minh lại đang cần khoảng 45.000 người làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh vừa hoạt động trở lại sau cao điểm chống dịch Covid-19. Các ban, ngành chức năng đang của thành phố khẩn trương tìm giải pháp cho bài toán cân bằng nhu cầu về nhân lực này.
Từ nay đến ngày 30/9, Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh (Hepza) sẽ phối hợp với cơ quan chức năng cấp 'thẻ xanh', 'thẻ vàng' COVID-19 cho người lao động tại doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại.
Các doanh nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) có thể lựa chọn một trong ba phương thức để hoạt động trong khi doanh nghiệp ở Củ Chi ít lựa chọn hơn.
Tại khu chế xuất Tân Thuận và khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, người lao động có thẻ xanh, thẻ vàng được đi làm trở lại từ ngày 16/9.
Doanh nghiệp tại KCX Tân Thuận (quận 7) được chọn 1 trong 3 phương thức hoạt động trong khi doanh nghiệp tại các KCN tại Củ Chi (huyện Củ Chi) có ít lựa chọn hơn.
Nhằm giảm áp lực về nhân sự y tế quận, huyện tổ chức tiêm ngừa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM, HBA kiến nghị thực hiện 'xã hội hóa' tiêm ngừa vaccine Covid-19.
Việc xã hội hóa này nhằm giảm áp lực về nhân sự y tế của quận, huyện tổ chức tiêm ngừa tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở TP HCM.
Trước tình hình dịch COVID-19 phức tạp, các công ty, cơ sở sản xuất, đặc biệt là các cơ sở chưa có F0 cần siết chặt các biện pháp phòng chống dịch; đảm bảo an toàn cho người lao động mới có thể đạt được mục tiêu kép vừa chống dịch vừa an toàn sản xuất.