Sau 28 năm chia tách, 2 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn đã chính thức sáp nhập trở lại, với diện tích hơn 8.300km2 và gần 1,7 triệu dân. Sau khi sáp nhập 2 tỉnh, vấn đề được người dân quan tâm là công tác an sinh xã hội, như: Dịch vụ y tế có gần dân hơn không, những người có công với cách mạng, người yếu thế được quan tâm như thế nào?...
Bạn đọc hỏi: Tôi muốn tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Vậy mức hỗ trợ từ Nhà nước hiện tăng ra sao và phương thức hỗ trợ sẽ như thế nào?
Từ nguồn vốn cho vay ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Ngọc Lặc (NHCSXH Ngọc Lặc), hàng nghìn hộ dân đã có thêm điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương; nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội.
Chiều nay (1/7), Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Điện Biên phối hợp các tổ chức hội, đoàn thể (Liên hiệp phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) cấp tỉnh tổ chức ký kết văn bản liên tịch ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Chiều nay (ngày 1/7), Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với UBND xã Khánh An, tỉnh Cà Mau tiếp tục tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 51 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.
Chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo được cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt. Nhiều chương trình hỗ trợ nhà ở đã, đang góp phần cải thiện đời sống, tạo động lực cho các hộ dân vươn lên.
Ngày 1-7, đoàn từ thiện chùa Phổ An (xã Rạch Kiến, tỉnh Tây Ninh) tiến hành trao 128 phần quà cho hộ nghèo, người khiếm thị và bệnh nhân phong tại các xã Bờ Ngoong, Chư Sê và Ia Ko (tỉnh Gia Lai).
Chiều 30/6, tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức chương trình 'Chắp cánh ước mơ' trao 500 suất học bổng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Kể từ ngày 1/7/2025, người từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu chính thức được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, với mức 500.000 đồng/tháng. Với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, độ tuổi hưởng chỉ cần từ đủ 70...
Chiều nay (30/6), tại xã Phan Ngọc Hiển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 300 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Giai đoạn 2021 - 2025, phong trào thi đua 'Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau' trên địa bàn tỉnh đã thực sự trở thành điểm sáng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững. Từ một tỉnh khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo thuộc nhóm cao nhất cả nước, Điện Biên đã và đang từng bước khẳng định nỗ lực vượt khó nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, huyện Tân Sơn đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, mô hình hỗ trợ giảm nghèo... mang lại hiệu quả thiết thực, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm là 1,7%, hộ cận nghèo giảm 1,52%, ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giảm nghèo theo hướng bền vững.
Từ ngày 1-7-2025, mức hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện được nâng đáng kể, cao nhất lên đến 50% mức đóng hằng tháng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị lãnh đạo xã Đồng Tiến (Hà Tĩnh) triển khai các nhiệm vụ theo thẩm quyền một cách thông suốt, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo thuận lợi về thủ tục hành chính sau sắp xếp cho người dân, doanh nghiệp.
Giai đoạn qua, Bắc Giang đã đạt những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tỉnh chủ động đề ra những định hướng chiến lược cho công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026 - 2030
Từ ngày 1/7, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng, mức cao nhất tăng lên 50%. Mức hỗ trợ này đã có sự điều chỉnh hơn so với quy định hiện hành.
Huyện Trần Văn Thời từng được biết đến với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế do đặc thù địa lý xa trung tâm và hạ tầng hạn chế. Nhưng vài năm trở lại đây, huyện ven biển của tỉnh Cà Mau này đang dần thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm sâu.
Thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang) gây ấn tượng mạnh mẽ với công cuộc giảm nghèo đầy hiệu quả. Điều đáng nói là thành tựu này có được phần lớn nhờ vào tầm nhìn chiến lược của địa phương trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, và đặc biệt là sự phát huy vai trò của các mô hình kinh tế tập thể, mà chủ thể chính là các hợp tác xã (HTX).
Người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 5 năm thì được đóng một lần cho đủ 15 năm để hưởng lương hưu.
Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 20% đến 50% mức đóng BHXH tự nguyện cho người dân từ ngày 1/7/2025, tùy nhóm đối tượng. So với quy định hiện hành, mức hỗ trợ mới có sự điều chỉnh đáng kể.
Tính chất lịch sử của Kỳ họp thứ chín không chỉ thể hiện qua những quyết sách tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp mà còn thể hiện qua những chính sách an sinh lần đầu tiên được ban hành. Hàng loạt quyết sách quan trọng về an sinh xã hội như miễn, hỗ trợ học phí cho học sinh, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi, thúc đẩy tiếp cận tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và hộ kinh doanh... đã được Quốc hội thông qua. Điều đó thể hiện rõ cam kết chính trị nhất quán và sâu sắc: 'Không để ai bị bỏ lại phía sau'.
Từ 1/7/2025, mức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tăng lên đáng kế, cao nhất lên tới 50% và thời gian hỗ trợ tối đa là 120 tháng.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Đam Rông tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Phi Liêng. Đây là địa phương thứ hai của huyện Đam Rông hoàn thành mục tiêu Chương trình Xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.
Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn TP Bảo Lộc đã trao tặng hơn 33.700 phần quà, với tổng giá trị hơn 18,5 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ khó khăn, gia đình chính sách và các hoàn cảnh yếu thế tại thành phố và các địa phương.
Sáng 27-6, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết theo Chỉ thị 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở tại địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025, những ngôi nhà Đại đoàn kết đã và đang dần hiện hữu, từng bước làm đổi thay cuộc sống, tạo tiền đề cho giấc mơ an cư của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Quảng Xương trở thành hiện thực.
Từ 1-7, người tham gia BHXH tự nguyện có thể được Nhà nước hỗ trợ đến 50% mức đóng mỗi tháng, trong thời gian tối đa 10 năm.
Thời điểm này, Thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch. Có nhà mới ở kiên cố, nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn đã ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo.
Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo tại Phiên họp thứ năm của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho biết: Cả nước đã có 38/63 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng, tăng 23 địa phương so với Phiên họp thứ tư.
Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã ghi dấu nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân.
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng nhấn mạnh: Không lấy lý do tập trung cho sắp xếp mà lơ là nhiệm vụ phát triển, trái lại, phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba để đảm bảo đời sống nhân dân và tạo nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới.
Ngày 29/6, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là chương trình).
Chỉ trong chưa đầy 8 tháng, Cà Mau đã hoàn thành xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn về nhà ở, vượt tiến độ gần 3 tháng so với kế hoạch tỉnh và gần 5 tháng so với kế hoạch Trung ương về Ðề án xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ðó là minh chứng sống động cho sự quyết liệt trong hành động của cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau, sự chung tay của cộng đồng và sức lan tỏa từ chủ trương đầy tính nhân văn.
Theo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, trong tuần qua, đã có thêm 6 địa phương, gồm Bắc Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Quảng Ngãi và Lai Châu hoàn thành mục tiêu xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát cho cả 3 nhóm đối tượng: Người có công với cách mạng, hộ nghèo và cận nghèo thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ từ Chương trình phát động ngày 5/10/2024. Đáng chú ý, cả 6 địa phương trên đều đã khởi công 100% số nhà trong kế hoạch.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Cùng với Ninh Bình, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn trong giai đoạn 2021–2025.
Từ ngày 1-7-2025, người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Với phương châm 'miệng nói, tay làm', chị Kpă Pheo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Riêng (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mà còn khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên trong mỗi người dân.
Những giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên gương mặt của các hộ nghèo khi bước chân vào căn nhà mới; tiếng reo hò, cười vang của lũ trẻ trong lần đầu tiên được trú ngụ dưới mái nhà che nắng, chắn mưa. Tất cả hòa quyện tạo nên một bức tranh nhân văn sâu sắc trải dài khắp các huyện, xã của hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, nơi chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ hiện thực hóa ước mơ về một nơi an cư an toàn, mà còn gieo niềm tin, hy vọng và mở ra khởi đầu mới cho biết bao phận đời từng lặng thầm gồng gánh gian nan.
Ngày 28-6. Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao Nhà Chữ thập đỏ và trao tặng quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã La Ngà (huyện Định Quán) và xã Phú Thịnh (huyện Tân Phú).
Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU thay đổi nếp nghĩ, cách làm với gần 700 mô hình lớn nhỏ, đến nay, toàn tỉnh đã giảm được 13.070 hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), diện mạo các thôn, làng ngày càng khởi sắc.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.