Các doanh nghiệp lớn ngày càng chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt là các công việc chuyên ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật...
Dịp cuối năm này, các DN đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động trình độ phổ thông làm việc toàn thời gian, bán thời gian với đa dạng ngành nghề, thu nhập từ 6 - 15 triệu đồng/tháng.
Chiều 14/10, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tổ chức đoàn giám sát tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh cùng tham dự.
Tận dụng lợi thế gần Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, những năm qua, nhiều người dân ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa sang Lào buôn bán ở các khu vực như chợ Ca Rôn, Vi Lả, tỉnh Savannakhet. Tuy nhiên, từ sau COVID-19 đến nay, việc làm ăn gặp khó khăn nên số lao động người địa phương sang Lào làm việc giảm gần một nửa. Trước tình hình đó, nhiều người đã chủ động chuyển đổi sinh kế để tạo việc làm và thu nhập ổn định.
Phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 6 tỉnh, TP phía Bắc có 94 DN tham gia tuyển dụng 13.812 chỉ tiêu, với mức lương từ 5 đến trên 15 triệu đồng/tháng.
Những năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều hoạt động giới thiệu, tư vấn việc làm, giúp người lao động trên địa bàn tỉnh tìm được việc làm phù hợp tại các doanh nghiệp, cụm công nghiệp trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Từ đó, có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo tại địa phương.
'2 năm nay, tôi loay hoay đi tìm việc, dù đã 'rải' hồ sơ ở nhiều nơi nhưng chưa tìm được công việc ổn định. Ở tuổi ngoài 35, với trình độ tốt nghiệp THPT, không dễ gì để tôi tìm được công việc tốt ngoài đi làm công nhân', chị Phùng Thị Thu Hương chia sẻ tại Ngày hội giao dịch việc làm vừa được tổ chức tại quận Tây Hồ (Hà Nội).
Việc làm là vấn đề liên quan đến mọi nhà, mọi người, ảnh hưởng tới vấn đề an sinh xã hội. Đây cũng là vấn đề được cử tri tại nhiều tỉnh, thành đề cập đến khi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày hội việc làm được tổ chức nhằm mở rộng kết nối giữa người lao động với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo...
2.971 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động với đa dạng vị trí, ngành nghề là giải pháp hỗ trợ người lao động có việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống, nhất là những người bị ảnh hưởng bão số 3 trên địa bàn quận Tây Hồ.
Sáng nay (28/9), Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức 'Ngày hội giao dịch việc làm và tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ năm 2024'. Sự kiện thu hút 44 đơn vị, doanh nghiệp, tham gia tuyển dụng, tuyển sinh gần 3.000 chỉ tiêu việc làm, học nghề.
Ngày 28/9, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Ngày hội giao dịch việc làm và tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên năm 2024, với sự tham gia của 44 doanh nghiệp và tuyển dụng gần 3.000 chỉ tiêu.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường lao động, việc tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường không chỉ mang lại cơ hội việc làm cho sinh viên, mà còn giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp huyện Vị Xuyên (Hà Giang) trong công cuộc giảm nghèo bền vững.
Trong tháng 9/2024, dự báo thị trường lao động Hà Nội có một số ngành tuyển dụng lao động tiếp tục tăng cao là Hoạt động kinh doanh bất động sản; Bán buôn, bán lẻ; Công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo nhận định của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, giai đoạn nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu hồi phục tích cực. Các sàn giao dịch bắt đầu 'tuyển quân', môi giới quay trở lại với tâm thế mới. Song xu hướng tuyển dụng cũng có những thay đổi để thích ứng với nhu cầu thị trường...
Thời gian qua, TP Hà Nội đã tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đa dạng ngành, nghề góp phần thúc đẩy công tác giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố.
Ngày 7/9, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (DVVL) tổ chức khai mạc Tháng giao dịch việc làm với chủ đề 'Tháng Chín mùa thu tuyển dụng' năm 2024 nhằm đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Tháng giao dịch việc làm thu hút gần 1.000 học viên, sinh viên và người lao động tham gia tìm kiếm thông tin, tư vấn, ứng tuyển trực tiếp và trực tuyến.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Điểm mới của dự thảo là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất
Với đà phục hồi kinh tế như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp (DN) trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì, đặc biệt những tháng cuối năm. Tuy nhiên, các đơn vị tuyển dụng sẽ chú trọng nhiều hơn tới kỹ năng nghề, còn người lao động (NLĐ) quan tâm nhiều hơn tới điều kiện phúc lợi, chế độ bảo hiểm.
Trong thời gian tới, 3 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao, đó là Bán buôn, bán lẻ, Khoa học công nghệ; Công nghiệp chế biến, chế tạo... Tuy nhiên lại có một số nhóm ngành giảm nhu cầu tuyển dụng như kinh doanh bất động sản...
Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy số lao động tìm việc trên địa bàn Thủ đô mong nhận lương 10 - 20 triệu đồng/tháng trong tháng 7, giảm gần 10% so với tháng trước đó. Người tìm việc chủ yếu ở nhóm chưa qua đào tạo, sau đó mới đến nhóm trình độ đại học trở lên...
Bên cạnh việc tư vấn, tuyển dụng trực tiếp, ứng viên còn được kết nối dịch vụ việc làm qua công nghệ Al.
Ngày 8/8, đoàn công tác tỉnh Kochi (Nhật Bản) do ông Hamada Kenji – Phó Giám đốc Sở Thương mại, Công nghiệp và Lao động tỉnh Kochi làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc với lãnh đạo huyện Lâm Hà.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song các cấp chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đã tập trung tháo gỡ, duy trì ổn định sản xuất, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Theo báo cáo của Sở LĐ,TB&XH, số lao động có việc làm tăng thêm gần 11.000 người (đạt 64,5% kế hoạch năm và bằng 110,7% so với cùng kỳ năm 2023); cho vay 162 dự án từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 178 lao động, doanh số cho vay đạt 9 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và truyền nghề đạt 71,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30%.
Do thiếu người làm việc nên thời điểm này, nhiều DN trên địa bàn TP Hà Nội tăng chỉ tiêu tuyển dụng để đảm bảo giao hàng, nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ.
Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang đã tư vấn việc làm tin cậy, hiệu quả trên địa bàn. Đặc biệt, Trung tâm đã làm tốt công tác xuất khẩu lao động, tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao, thay đổi nhận thức tư duy của người lao động.
Theo con số của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính riêng trong tháng 7, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 20.839 lao động. Tính chung 7 tháng đầu năm, số lao động được giải quyết việc làm là 145.813 người.
Từ nay đến cuối năm, huyện Đại Từ sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại các xã, thị trấn theo nhu cầu của người lao động. UBND huyện chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, UBND các xã, thị trấn triển khai các hoạt động giao dịch việc làm nhằm kết nối cung - cầu, giúp người lao động tìm được việc… Địa phương phấn đấu có trên 2.600 lao động qua đào tạo được giới thiệu, tuyển dụng tại các đơn vị, doanh nghiệp.
Các nhà máy tại 6 địa phương phía Bắc tham gia phiên giao dịch việc làm ngày 25/7 cần tuyển dụng hàng chục nghìn công nhân điện tử, công nhân may và sản xuất. Đây là cơ hội cho nhiều lao động đang tìm kiếm việc làm…
Sáng 25-7, Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc. Có 41.282 chỉ tiêu tuyển dụng của 117 đơn vị tại phiên này.