Ngày 21 tháng 6 hàng năm, Việt Nam kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng, không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của báo chí trong sự nghiệp cách mạng và phát triển đất nước, mà còn là cơ hội để nhìn nhận lại vai trò không thể thiếu của báo chí như là công cụ truyền thông, tiếng nói của nhân dân, là động lực thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội.
Là một nhà hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, động viên, cổ vũ, tổ chức, giáo dục ý thức chính trị, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng. Và, người hoạt động chính trị là phải nắm lấy báo chí trong tay, viết báo, dùng báo chí như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù và những luận điệu sai trái, phản tiến bộ, những thói hư, tật xấu... trong xã hội, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng. Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam ngày 14/6/1959, Người nói: 'Về nội dung viết mà các cô, các chú gọi là 'đề tài' thì tất cả các bài Bác viết chỉ có một 'đề tài' là: Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó' (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.171). Và, trong bài 'Một lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh' đăng trên Báo Văn nghệ năm 1980, Ruf Bersatxki (Nga) có thuật lại lời bộc bạch của Hồ Chí Minh với tác giả: 'Tôi là cây bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi là nhà tuyên truyền tôi cũng không tranh cãi, nhà cách mạng chuyên nghiệp là đúng nhất' (Dẫn theo Hà Minh Đức, trong Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.16). Duyên nợ với báo chí ở Hồ Chí Minh chính là làm cách mạng, viết báo, nắm lấy báo như một công cụ, một vũ khí tuyên truyền, và khi đấu tranh, phục vụ sự nghiệp cách mạng; Làm báo, viết báo là làm cách mạng, hai công việc đó là thống nhất trong quan hệ mục đích - công cụ ở người cách mạng.
Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua rất nhiều công việc, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Bác không chỉ đơn thuần là người viết báo mà còn là người tổ chức, sáng lập nhiều tờ báo và trực tiếp định hướng cho tờ báo ấy.
Xã Xuân Minh (Thọ Xuân) có 13 di tích được công nhận Cụm di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, là cái nôi cách mạng của tỉnh, đỉnh cao là thời kỳ 1930-1945. Cho đến nay, những di tích lịch sử ấy được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị và trở thành 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống yêu nước của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện.
Kỷ niệm 80 năm tác phẩm Lịch sử nước ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản lần đầu tiên, ngày 1-12, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 80 năm tác phẩm Lịch sử nước ta (1942-2022).
Năm 2022 là năm bản lề cho sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh sau đại dịch Covid-19 cũng như việc thực hiện kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phát huy truyền thống vẻ vang 92 năm, những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi, đặt quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, dương cao ngọn cờ 'Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết'.
Ngày 18/7/2022 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có công văn số 542-CV/BTGTU về việc đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930- 1/8/2022) và 30 năm tái lập ngành Tuyên giáo tỉnh (1992- 2022).
Sáng 12-3 (10-2 âm lịch), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày hy sinh của liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés, nữ anh hùng người đồng bào dân tộc thiểu số Khmer duy nhất được ghi danh vào lịch sử.
Đảng gắn bó máu thịt với dân. Đảng vì dân mà làm cách mạng. Dân gọi Đảng là 'Đảng ta,' đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, theo Đảng làm cách mạng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nho nghèo, giàu lòng yêu nước.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 16/8/2021 về việc lấy ngày 26/12/1939 là Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La.
Không chỉ có nhiều người đỗ đạt, có công trong việc bảo vệ giang sơn, chấn hưng đất nước, vùng đất Hoàng Giang (Nông Cống) còn được biết đến với ngôi chùa Vĩnh Thái - nơi ghi nhiều dấu ấn trong phong trào cách mạng.
Sinh ra từ vùng quê giàu truyền thống yêu nước, trực tiếp chứng kiến cảnh đồng bào bị bè lũ thực dân và tay sai đàn áp, bóc lột đã nung nấu trong Võ Nguyên Giáp ý chí sôi sục và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.
Trong Thế chiến II, Liên Xô đã tổ chức một cuộc đánh bom bất ngờ xuống Berlin trong điều kiện không tưởng, gây ra cú sốc lớn cho Đức Quốc xã.
Cách đây 80 năm, ngày 7/8/1941 các phi công Liên Xô đã dũng cảm thực hiện cuộc ném bom đầu tiên xuống Berlin.