Kế thừa lịch sử phát triển lâu đời, Đảng bộ huyện Phong Thổ không ngừng đổi mới công tác lãnh, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; diện mạo huyện khởi sắc. Đây là cơ sở và là động lực quan trọng để huyện có thêm những bước tiến vững chắc trong tương lai.
Sau 75 năm, tinh thần sẻ chia giữa hai đất nước Việt Nam - Lào 'hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, giúp bạn là tự giúp mình' vẫn được Ban Liên lạc Quân tình nguyện Việt Nam - Lào tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục trao truyền, nhằm phát huy truyền thống vẻ vang và những thành quả mà các thế hệ cha anh đã đạt được.
Sáng ngày 1/10, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp cùng Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: 'Nhà báo Nguyễn Đức Cảnh với Báo chí Cách mạng Việt Nam'. Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và đông đảo các nhà khoa học, cán bộ công đoàn, sinh viên báo chí cùng tham dự tọa đàm.
Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập và cũng là người chỉ huy đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, cả cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc với nhiều hoạt động tại các địa phương trong cả nước, trong đó có Cao Bằng. 80 năm đã trôi qua, tên tuổi và hình ảnh Đại tướng gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng và mãi lắng đọng trong tâm hồn, tình cảm của người dân Cao Bằng.
Cùng với ngành Tuyên giáo cả nước, những năm qua, ngành Tuyên giáo tỉnh Gia Lai đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng đổi mới, góp phần xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh của địa phương.
Sau Hội nghị thành lập Đảng, ngày 1/8/1930, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng đã thành lập Ban Cổ động và Tuyên truyền - Cơ quan tham mưu, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng với nhiệm vụ trước mắt là giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng của Đảng. 94 năm qua, dù tên gọi, cơ cấu tổ chức và đội ngũ có những thay đổi, nhưng công tác tuyên giáo luôn được Đảng coi trọng và đặt ở vị trí xứng đáng. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo ngày càng hùng hậu, trưởng thành, được tôi luyện qua thực tiễn cách mạng, luôn phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của ngành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tư tưởng của những người cộng sản Việt Nam bắt đầu từ khi Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, viết sách báo, đào tạo cán bộ, cử cán bộ đi sâu vào Phong trào 'Vô sản hóa' để đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào quần chúng, giác ngộ quần chúng, xây dựng phong trào, tiến tới thành lập Đảng. Sau Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930), công tác tuyên truyền được Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ tiền bối trực tiếp tiến hành bằng những hình thức in ấn, xuất bản, phát hành tài liệu, sách báo, truyền đơn, mở lớp huấn luyện cán bộ. Đồng thời, lập ra các bộ phận chuyên trách như Ban Huấn luyện, Ban Cổ động tuyên truyền của Đảng...
Ngày 21 tháng 6 hàng năm, Việt Nam kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng, không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của báo chí trong sự nghiệp cách mạng và phát triển đất nước, mà còn là cơ hội để nhìn nhận lại vai trò không thể thiếu của báo chí như là công cụ truyền thông, tiếng nói của nhân dân, là động lực thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội.
Là một nhà hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, động viên, cổ vũ, tổ chức, giáo dục ý thức chính trị, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng. Và, người hoạt động chính trị là phải nắm lấy báo chí trong tay, viết báo, dùng báo chí như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù và những luận điệu sai trái, phản tiến bộ, những thói hư, tật xấu... trong xã hội, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng. Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam ngày 14/6/1959, Người nói: 'Về nội dung viết mà các cô, các chú gọi là 'đề tài' thì tất cả các bài Bác viết chỉ có một 'đề tài' là: Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó' (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.171). Và, trong bài 'Một lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh' đăng trên Báo Văn nghệ năm 1980, Ruf Bersatxki (Nga) có thuật lại lời bộc bạch của Hồ Chí Minh với tác giả: 'Tôi là cây bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi là nhà tuyên truyền tôi cũng không tranh cãi, nhà cách mạng chuyên nghiệp là đúng nhất' (Dẫn theo Hà Minh Đức, trong Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.16). Duyên nợ với báo chí ở Hồ Chí Minh chính là làm cách mạng, viết báo, nắm lấy báo như một công cụ, một vũ khí tuyên truyền, và khi đấu tranh, phục vụ sự nghiệp cách mạng; Làm báo, viết báo là làm cách mạng, hai công việc đó là thống nhất trong quan hệ mục đích - công cụ ở người cách mạng.
Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua rất nhiều công việc, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Bác không chỉ đơn thuần là người viết báo mà còn là người tổ chức, sáng lập nhiều tờ báo và trực tiếp định hướng cho tờ báo ấy.
Xã Xuân Minh (Thọ Xuân) có 13 di tích được công nhận Cụm di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, là cái nôi cách mạng của tỉnh, đỉnh cao là thời kỳ 1930-1945. Cho đến nay, những di tích lịch sử ấy được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị và trở thành 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống yêu nước của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện.
Kỷ niệm 80 năm tác phẩm Lịch sử nước ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản lần đầu tiên, ngày 1-12, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 80 năm tác phẩm Lịch sử nước ta (1942-2022).
Năm 2022 là năm bản lề cho sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh sau đại dịch Covid-19 cũng như việc thực hiện kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phát huy truyền thống vẻ vang 92 năm, những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi, đặt quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, dương cao ngọn cờ 'Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết'.
Ngày 18/7/2022 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có công văn số 542-CV/BTGTU về việc đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930- 1/8/2022) và 30 năm tái lập ngành Tuyên giáo tỉnh (1992- 2022).
Sáng 12-3 (10-2 âm lịch), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày hy sinh của liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés, nữ anh hùng người đồng bào dân tộc thiểu số Khmer duy nhất được ghi danh vào lịch sử.
Đảng gắn bó máu thịt với dân. Đảng vì dân mà làm cách mạng. Dân gọi Đảng là 'Đảng ta,' đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, theo Đảng làm cách mạng.