Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án xây dựng cảng cá gắn với đảm bảo chất lượng, an toàn công trình; lực lượng chức năng kiểm soát, chống khai thác IUU.
Với những ngư dân huyện Diễn Châu (Nghệ An), doi cát ở nơi cửa biển luôn là nỗi ám ảnh mỗi khi tàu thuyền cập bờ. Hàng năm, nhiều phương tiện bị mắc cạn, gây thiệt hại rất lớn về tài sản.
Những năm gần đây, cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) bị bồi lấp nghiêm trọng, tàu cá của ngư dân địa phương rất khó khăn khi ra vào. Thực tế, đã có nhiều phương tiện bị mắc cạn khi vào cửa lạch nhập hải sản, trong đó có những phương tiện bị sóng đánh chìm, hư hỏng nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho nhân dân. Nạo vét cửa biển Lạch Vạn cho tàu cá ra vào thuận lợi hơn là mong muốn chính đáng của ngư dân địa phương.
Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, lực lượng biên phòng đã và đang nỗ lực tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm góp phần xây dựng nghề cá có trách nhiệm, hội nhập, phát triển bền vững, phù hợp với quy định của quốc tế.
Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về khai thác, đánh bắt thủy sản trên địa bàn đơn vị phụ trách.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đang tiếp tục đấu tranh quyết liệt, ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm và các hành vi phạm pháp trên 2 tuyến biên giới đất liền và vùng biển.
Qua công tác kiểm tra, xử lý các tàu cá vi phạm, tỉnh Thanh Hóa vừa công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU.
Thanh Hóa đã thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU và đưa 55 tàu ra khỏi danh sách có nguy cơ vi phạm.(KTSG Online) - Thanh Hóa đã thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU và đưa 55 tàu ra khỏi danh sách có nguy cơ vi phạm.
Ngày 16/11, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết đơn vị này đã phối hợp với lực lượng chức năng rà soát, tổng hợp các tàu cá không có giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép khai thác thủy sản hết hạn từ 10 ngày trở lên; tàu cá vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản, vùng khai thác thủy sản vào danh sách có nguy cơ cao vi phạm quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).
Tại cuộc họp về về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay các cơ quan chức năng của tỉnh đã xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy sản số tiền 2.827.650.000 đồng.
Cửa biển Lạch Vạn ở huyện Diễn Châu, Nghệ An bị bồi lấp hàng chục năm qua khiến nhiều tàu cá ngư dân mắc cạn, thậm chí nhiều ngư dân phải vứt tàu do hư hỏng nặng.
Chiều 5/11, ngư dân đã phải dỡ chiếc thuyền bị mắc cạn trong quá trình vào cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu, Nghệ An).
Được đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng với kinh phí hơn 107 tỷ đồng, nhưng cảng cá Cửa Hội không sử dụng hết công năng, gây lãng phí, thất thoát tài sản công.
Để trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển như kế hoạch đề ra, Nghệ An cần sớm tháo gỡ các 'điểm nghẽn' làm chậm cơ hội phát triển…
Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm phát huy tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê điều, chống triều cường, xói lở đất, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở một số vùng ven biển phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khi đối mặt với những hiểm nguy, con người thường neo dựa, hy vọng sự phù trợ của thần linh. Niềm tin ấy càng mãnh liệt hơn với cư dân miền biển. Phó Giáo sư Ninh Viết Giao đã thống kê về việc thờ cúng Tứ vị Thánh nương, trong đó hai địa phương Nghệ An, Thanh Hóa là nhiều hơn cả. Riêng Thanh Hóa với 81 nơi thờ, Tứ vị Thánh nương đã trở thành những nhân vật vừa gần gũi vừa linh thiêng.
Việc các phương tiện bè mảng neo, đậu, hoạt động ở các cửa sông, cửa lạch, trên các luồng tuyến ra vào cửa biển gây cản trở việc lưu thông của các tàu, thuyền có công suất lớn; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ va chạm, tai nạn đường thủy.
Tỉnh Nghệ An hiện có 3.462 tàu cá, 11.108 lao động trực tiếp tham gia đánh bắt hải sản trên biển (tàu cá thuộc diện phải đăng ký từ 6m trở lên là 2.565 chiếc). Để sớm gỡ 'thẻ vàng' thủy sản, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Theo số liệu cập nhật trong hệ thống cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia, tính đến ngày 14/10/2024, toàn huyện Hoằng Hóa có 1.012 tàu cá, trong đó có 123 tàu có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi. Thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ, cùng với các ngành, địa phương trong tỉnh, thời gian qua, huyện Hoằng Hóa đã triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chống khai thác IUU, khắc phục tình trạng 'thẻ vàng' của EC.
Thị xã rộng nhất cả nước có diện tích gần 1.200km2, tương đương thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng.
Ngày 27/10, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Ngãi do đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó hoàn lưu bão số 6 ở một số địa phương ven biển của tỉnh.
Dự kiến tháng 11/2024, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về khắc phục những khuyến nghị đã đưa ra, đồng thời xét, tháo gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' IUU cho ngành thủy sản Việt Nam. Cùng với nỗ lực của các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương có biển trên cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, mang lại những chuyển biến đáng ghi nhận.
Chiều 25/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lần thứ XI Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các bộ, ngành và các địa phương ven biển trên cả nước.
Ngày 24/10, tại Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng - Sơn Dương, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh và Học viện Biên phòng phối hợp tổ chức tọa đàm trao đổi về tình hình công tác quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới xấp xỉ gần 244.000 km, là nước có biên giới giáp ranh với nhiều đại dương lớn trên thế giới.
Ngày 23/10, tại huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), Đảng ủy BĐBP Nghệ An và các Huyện ủy, Thị ủy biên giới phối hợp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp năm 2024. Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An dự, phát biểu chỉ đạo; Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Nghệ An và đồng chí Dương Đình Chỉnh, Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc đồng chủ trì hội nghị.
Liên quan đến vụ việc 2 tàu cá công suất lớn của ngư dân xã Diễn Bích (huyện Diễn Châu, Nghệ An) bị mắc cạn tại cửa biển Lạch Vạn trong quá trình cập bờ, sáng ngày 22/10, ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Bích, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Diễn Bích cho biết:
Do sóng to, gió mạnh và trời mưa mù che khuất tầm nhìn nên hai tàu cá đã bị dạt vào bờ và mắc cạn trên bãi biển địa phận xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu,Nghệ An.
Hơn 10 năm qua, cửa biển Lạch Vạn ở huyện Diễn Châu, Nghệ An bị bồi lắng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện lưu thông ra, vào lạch.
Sáng 21/10, ghi nhận tại huyện Diễn Châu (Nghệ An), nhiều khu vực bị ngập nặng, thậm chí nhiều hộ chăn nuôi phải di chuyển gia súc, gia cầm đến nơi an toàn, một số hộ tạm thời bị cô lập.
Rạng sáng 21/10, nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An đã có mưa lớn, kéo dài dẫn đến tình trạng ngập cục bộ, gây ảnh hưởng đến sản xuất, chăn nuôi, đi lại và đảo lộn nhịp sống, sinh hoạt của người dân.
Chiều 15/10, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
Tỉnh Nghệ An, với hơn 3.400 tàu thuyền khai thác hải sản hoạt động trên biển, đã coi kinh tế biển là một trong những trụ cột chính để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng cảng cá và khu neo đậu trên địa bàn tỉnh đang đứng trước thách thức lớn do tình trạng bồi lắng nghiêm trọng, gây ra không ít khó khăn cho các ngư dân khi ra vào cảng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác và đời sống của họ.
Các cửa lạch lớn ở Hà Tĩnh đang ngày càng bị bồi lắng trầm trọng khiến ngư dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại sản xuất và vào nơi tránh trú khi có thiên tai.
Bờ biển Việt Nam dài 3.260km. Gần 1 nửa tỉnh/thành trên cả nước có đường bờ biển.
Quảng Trị là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, có bờ biển dài 75 km, đảo Cồn Cỏ cách đất liền 15 hải lý, có 12 xã, thị trấn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biển và 4 xã cửa lạch trực thuộc 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, diện tích đất tự nhiên miền biển là 22.500 ha, chiếm 3,9% diện tích toàn tỉnh. Vị trí địa lý, tiềm năng về tài nguyên biển, đảo và vùng ven biển của tỉnh Quảng Trị không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh mà còn có ý nghĩa to lớn về QP-AN, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Để phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển cũng như nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về biển và hải đảo, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong đó có nhiệm vụ điều tra, quan trắc tài nguyên môi trường biển và hải đảo nhằm đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như hiện trạng tài nguyên và môi trường biển và hải đảo của tỉnh.
Thanh Hóa đang chỉ đạo các ngành, các địa phương rà soát, báo cáo số liệu tàu cá làm cơ sở công bố tàu cá '2 không','3 không' trước ngày 15/10/2024.
Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị chống khai thác IUU và Kết luận số 446 - TB/VPTU ngày 12/9/2024 của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thanh Hóa tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa đã xây dựng Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và thông báo kết luận số 446-TB/VPTU, ngày 12/9/2024 của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh xây dựng kế hoạch cao điểm đấu tranh chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.
Sáng 18/9, đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn).
Thời gian qua, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển, cửa lạch, bãi ngang, cảng cá kiên quyết không cho các tàu cá hoạt động trên biển khi không đủ các thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định, xử lý các tàu cá vi phạm các quy định về chống khai thác IUU...
Sáng 10/9, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh.
Gần 7 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) ra cảnh báo 'thẻ vàng' với ngành khai khác hải sản của Việt Nam, cùng với cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp cấp bách và quyết liệt xử lý vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý nghiêm vi phạm để công tác chống khai thác IUU đạt hiệu quả, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, giúp Việt Nam sớm gỡ 'thẻ vàng'.
Để chủ động ứng phó với bão số 3, ngày 6-9, đoàn công tác của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An do Đại tá Nguyễn Công Lực, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó tại các đơn vị địa phương ven biển của Nghệ An.
Để chủ động ứng phó với bão Yagi, ngày 6/9, đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó tại các địa phương ven biển.
Ngày 6-9, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 3 đoàn công tác, tổ chức kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 (bão Yagi) tại các địa bàn xung yếu.
Kinh tế biển của Nghệ An chưa tương xứng với thế mạnh. Vì vậy, cần phải đột phá về kết cấu hạ tầng để đáp ứng với nhu cầu phát triển.
Để chủ động ứng phó với bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đang di chuyển vào bờ, các đơn vị thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An thường trực tối đa quân số, huy động các loại phương tiện (ô tô, tàu, thuyền, ca nô…) sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Nhằm giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo an toàn địa bàn khu vực biên giới, trong dịp nghỉ lễ 2/9, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu, triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ an toàn địa bàn.