Sinh ra và lớn lên tại một làng quê bãi ngang nghèo khó bên bờ biển miền Trung, tuổi thơ tôi gắn liền với cát trắng, phi lao và... khói bếp. Ấy là thứ khói mỏng manh bay lên từ mái tranh sau nhà mỗi chiều. Không cay mắt, không sặc sụa, mà thơm mùi đặc trưng của lá khô, của rơm mục, của cây phi lao mặn mòi vị biển. Làn khói ấy không chỉ nhuốm màu thời gian trên mái tóc mẹ, trên tấm lưng trần của cha, mà còn in sâu vào tâm khảm tôi, giờ đang ở một nơi xa, với những bữa cơm đủ đầy nhưng vẫn thấy nhớ một hương khói xưa cũ.
Gói bánh chưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là chuẩn bị một món ăn truyền thống mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh của người Quảng Trị cũng như người Việt Nam. Bánh chưng ngày Tết được xem như một lễ vật dâng lên tổ tiên, người đã khuất. Hình vuông của bánh tượng trưng cho đất, màu xanh của lá dong tượng trưng cho trời, phần nhân bên trong tượng trưng cho sự sum họp, đủ đầy.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, là dịp hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người Việt.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi tìm được việc làm ở một cơ quan nhà nước và sống lập nghiệp tại TP. Đà Lạt mộng mơ. Vì thế, đã nhiều năm rồi gia đình nhỏ của tôi không dùng bếp củi.
Nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc Pa Cô ở các bản Trại Cá, Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) hằng ngày phải dùng săm xe ôtô bơm đầy hơi vượt sông Đakrông để sang bên kia làm nương rẫy. Mong ước có một cây cầu bắc qua dòng sông này đã trở thành ước nguyện thúc bách hàng chục năm qua của nhiều người.
Đêm ba mươi Tết ở vùng cao cứ ma mị làm sao. Thời tiết đỏng đà đỏng đảnh như thầy mo bắt quyết lầm rầm bùa chú. Nhưng, giao thừa thì chẳng bao giờ lỗi hẹn. Mùa này, đất trời Tây Bắc chìm vào màn sương muối hát đầu non...
Mùa đông giá lạnh, sà vào một quán nhỏ ven đường thưởng thức ngay món bánh khoái tép nóng hổi là khoái khẩu của nhiều thực khách khi đến với TP Thanh Hóa.
Khi mới yêu vợ tôi, trước khi cưới cô ấy, tôi gặp hai thằng em trai vợ đầu tiên, sau đến ông bố vợ. Mẹ vợ, tôi biết sau cùng. Thật cụ thể gặp trong trường hợp nào, bây giờ tôi cũng không còn nhớ, nhưng hiển hiện như in lần gặp ban đầu. Đấy là hình ảnh một người phụ nữ nhỏ nhắn, khắc khổ và nhanh nhẹn.
Vượt gần 20 cây số từ trung tâm xã Háng Lìa qua những đoạn đường khúc khuỷu, cua tay áo, chúng tôi có mặt tại Huổi Sông - bản khó khăn bậc nhất không chỉ của xã mà còn của huyện Điện Biên Đông. Đón từ đầu bản trong cơn mưa chiều xối xả, Trưởng bản Vàng Sếnh Hờ vội đưa chúng tôi vào nhà trú mưa. Bên bếp củi đượm lửa chuẩn bị bữa cơm chiều, Trưởng bản Sếnh Hờ bảo: Nhà báo đợi lát ngớt mưa cùng mình tới Nhà văn hóa bản. Bà con hôm nay đến nghe tuyên truyền về bầu cử đông lắm…!
Các cậu như ba ngôi sao cùng nhau làm sáng bầu trời đêm. Còn tôi chỉ là cô bé ngắm sao, chỉ mong ước có thể chạm tới sao trời. Nhưng có lẽ khoảng cách đó còn quá xa với tôi khi tôi chỉ là cô bé 14 tuổi.
Mùa này, những cây lê - thứ cây đặc sản riêng có của Hồng Thái đã nở hoa, kết trái. Hồng Thái cũng đã thức dậy sau giấc ngủ dài, mang trọn vẹn dáng hình của một xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới.