Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các lực lượng chức năng và địa phương khẩn trương kiểm tra, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Cùng với các địa phương ven biển, thời gian qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, công tác chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các hành vi vi phạm khai thác IUU giảm rõ rệt, góp phần quan trọng nhằm tháo gỡ 'thẻ vàng' của Ủy ban châu Âu (EC) đối với hoạt động khai thác thủy sản.
Dù đã hết thời gian của dự án nạo vét gần 1 năm qua nhưng doanh nghiệp vẫn ngang nhiên hút cát trái phép rồi đưa vào bãi tập kết, sau đó, hợp thức hóa thành cát nạo vét rồi bán ra ngoài.
Việc trao tặng, phân bổ 10.000 lá cờ từ hợp phần Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển do Báo Người Lao Động thực hiện nhằm tạo thêm nguồn động lực, giúp ngư dân tỉnh Quảng Trị an tâm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Nhằm triển khai các biện pháp trọng tâm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trong 2 ngày 10 – 11/10, Chi cục Thủy sản tổ chức 2 lớp tập huấn quy trình kiểm tra, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng cá.
Chiều nay 10/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đi kiểm tra thực tế công tác chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh.
Sau nhiều đợt điều chỉnh, hiện giá dầu diesel đã giảm về mức 22.900 đồng/lít, thấp hơn so với cuối tháng 6/2022 hơn 7.100 đồng/lít. Việc loại 'phí tổn' trực tiếp, chiếm từ 70 - 80% chi phí mỗi chuyến biển liên tục giảm trong thời gian gần đây đã tiếp thêm động lực cho ngư dân vươn khơi bám biển sản xuất.
Chiều dần buông trên cửa lạch Cửa Việt, nơi chỉ cách đây vài tháng luôn nhộn nhịp hoạt động nghề cá cùng dịch vụ hậu cần nghề cá, nhưng bây giờ vắng bóng tàu, thuyền vào ra. Hiện chỉ lác đác vài ngư dân cùng những người buôn bán thủy, hải sản đi lại trên Cảng cá Cửa Việt. Hỏi các ngư dân mới biết rằng họ ra Cảng cá Cửa Việt ngồi hóng mát và nhìn ra biển để hy vọng một ngày sẽ lại thuận buồm xuôi gió, vào lộng ra khơi…
Sáng nay 26/6 Trung tá Hoàng Bách Tùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Triệu Vân (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho biết, khoảng 18 giờ 20 phút, ngày 25/6/2022 tàu cá mang số hiệu QNg 95481-TS của ông Nguyễn Thanh Hòa (SN 1974) trú tại xã Bình Đông (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trong lúc đánh cá cách cửa lạch Cửa Việt khoảng 7 hải lý thì phát hiện thi thể một người phụ nữ đang trôi dạt trên biển. Tàu cá này đã vớt thi thể người phụ nữ lên thuyền thúng (do trong quá trình thu lưới, tàu cá mang số hiệu QNg 95481-TS không thể đưa thi thể người phụ nữ vào bờ) và đã thông báo cho ông Lê Văn Tuyển (SN 1972) trú tại thôn Hà Tây (xã Triệu An, huyện Triệu Phong) đến trình báo với Trạm Kiểm soát Biên phòng Phú Hội, xã Triệu An (Đồn Biên phòng Triệu Vân). Thi thể người phụ nữ mang áo khoác ngoài màu xanh đen nhạt, quần đen, giày bata màu trắng.
Liên quan đến vụ mẹ ôm con nhảy cầu Cửa Việt vào trưa 23/6, sau một ngày nỗ lực tìm kiếm đã tìm thấy thi thể cháu bé 4 tuổi, hiện lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm thi thể người mẹ.
Nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng cá, hình thành khu dịch vụ hậu cần đáp ứng nhu cầu khai thác và neo đậu tránh trú bão của ngư dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế biển, từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 1/5/2019 phê duyệt đầu tư dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tỉnh Quảng Trị. Thời gian hoàn thành dự án trước ngày 30/6/2022 theo Quyết định số 743/QĐ-TTg ngày 20/5/2021. Thế nhưng, hiện tại tiến độ thực hiện của dự án đang khá chậm so với kế hoạch đề ra.
Hôm nay 8/6, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Quảng Trị Lê Văn Sơn cho biết, hiện nay tiến độ thi công nâng cấp, sửa chữa tại 2 cảng cá Cửa Tùng và Cửa Việt đang diễn ra rất chậm, nhất là tại cảng cá Cửa Việt. Trong khi thời điểm hiện tại đã vào vụ cá Nam, hoạt động ra khơi của ngư dân diễn ra thường xuyên, lượng tàu cá cập cảng, rời cảng khá nhiều. Việc các hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cảng cá.
Qua thanh tra, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị kết luận việc huyện Gio Linh ban hành quyết định công bố cảng cá loại III đối với một cảng cá tư nhân khi thiếu những điều kiện, quyết định liên quan là không đúng quy định.
Tàu cá né cập cảng chỉ định khiến hộ kinh doanh và người lao động tại khu vực cảng gặp nhiều khó khăn
Trước việc Trung Quốc đơn phương thực hiện thông báo cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 1/5 - 16/8/2022, ngư dân trên địa bàn tỉnh vẫn tự tin vươn khơi bám biển, vừa đánh bắt thủy sản vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Giá dầu tăng, nhân công khó khăn khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ dù đang vào mùa khai thác. Những chuyến bám biển cũng phải gác lại với bao nỗi trăn trở của ngư dân...
Toàn tỉnh hiện có hơn 2.880 tàu cá với tổng công suất hơn 142.000 CV. Trong đó có 211 tàu cá có chiều dài trên 15m thường xuyên tham gia khai thác trên các vùng biển xa. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, bên cạnh thời tiết không thuận lợi, thiếu lao động đi biển, ngư dân còn đối mặt với nguy cơ 'nằm bờ' do giá nhiên liệu liên tục tăng cao.
Dự án Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, nhằm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cảng cá, hình thành khu dịch vụ hậu cần đáp ứng nhu cầu khai thác và neo đậu tránh trú bão của ngư dân, góp phần phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Trị.
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 nhưng hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh vẫn tăng trưởng mạnh. Theo đó, hầu hết các tháng trong năm ngư dân đều tổ chức vươn khơi bám biển để khai thác thủy sản. Đặc biệt, có nhiều tháng mặc dù không phải vụ đánh bắt chính nhưng ngư dân vẫn trúng đậm những mẻ cá lớn, có tàu đạt 5 - 6 tấn cá sau một chuyến đi biển.
Những năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên địa bàn huyện Triệu Phong có nhiều đổi mới, sáng tạo mang lại hiệu quả cao, trong đó có mô hình camera an ninh. Vì vậy, mô hình này đang được các địa phương trong huyện nhân rộng.
Sáng nay 22/10/2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển về tổ chức khai thác thủy sản thích ứng an toàn phòng chống COVID-19.
Khu neo đậu tàu, thuyền và khu vực bến cá Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh hiện đang bị bồi lấp nghiêm trọng khiến tàu, thuyền của ngư dân bị mắc cạn khi vào neo đậu. Nhiều tàu, thuyền của ngư dân Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt phải đi neo đậu nhờ ở các khu vực neo đậu tàu, thuyền khác trên địa bàn huyện Gio Linh, Triệu Phong…
Đóng quân trên địa bàn trọng điểm tuyến biển của tỉnh và huyện Gio Linh, được xem là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm COVID-19, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt đã kịp thời triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả trong công tác phòng, chống COVID-19 trên tuyến biển, nhất là trong tình hình thời tiết, mưa bão diễn biến phức tạp. Qua đó, ngăn ngừa sự lây nhiễm dịch bệnh vào địa bàn; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới biển; giúp người dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Xác định các tàu cá, ngư dân hoạt động trên biển, đặc biệt các tàu cá ngoại tỉnh là một trong những nguồn có nguy cơ cao trong lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài vào, thời điểm này, công tác phòng, chống COVID-19 tại các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão… đang được cơ quan chức năng và các địa phương triển khai quyết liệt nhằm vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hải sản trên địa bàn.
Chiều nay 26/8/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Hoàng Nam đi kiểm tra công tác phòng, chống COVID-19 tại các chốt kiểm dịch y tế ở Cảng cá Cửa Việt, Cảng cá Cửa Tùng và Tổ 2 thuộc chốt kiểm tra y tế Quốc lộ 1 giáp với tỉnh Quảng Bình.
Thực hiện Quyết định số 1170/QĐ-UBND, ngày 14/5/2021 của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ kiểm tra liên ngành tham gia phòng, chống COVID-19 (Tổ kiểm tra liên ngành) tại cảng cá Cửa Tùng và cảng cá Cửa Việt, thời gian qua, công tác phòng, chống COVID-19 tại các cảng cá đã được triển khai quyết liệt nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân, người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống COVID-19 tại đây đang bộc lộ nhiều lỗ hổng.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng kiểm ngư của chi cục đã tổ chức 8 chuyến tuần tra trên biển; kiểm tra hơn 125 lượt tàu thuyền; phát hiện và xử phạt 10 vụ vi phạm với số tiền 14,5 triệu đồng.
Những ngày qua, cái gọi là quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt đã làm ngư dân các địa phương trong tỉnh hết sức bức xúc. Mọi người dân đều phản đối quyết liệt và khẳng định vẫn tiếp tục vươn khơi bám biển, vừa khai thác thủy sản, vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày 14/5, các địa phương tiếp tục cấp tóc thực hiện các biện pháp mạnh để phòng, chống dịch COVID-19 lây lan như truy vết, lập chốt kiểm dịch, dừng đóng các dịch vụ không thiết yếu...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND tỉnh Quảng Trị đã triển khai thành lập 6 chốt kiểm tra y tế tại tuyến đường bộ, đường sắt và tổ kiểm tra liên ngành y tế tại 2 cảng cá.
Sau gần một tháng vào vụ cá Nam, vụ đánh bắt thủy sản chính trong năm, đến thời điểm này, tại các địa phương ven biển của tỉnh, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các loại thủy sản xuất hiện nhiều, giá bán tương đối cao, ngư dân đang tập trung vươn khơi đánh bắt.
Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ đầu năm 2019 với nhiều điểm mới đã tác động đến ngành thủy sản trong nước, chuyển hướng từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm. Đặc biệt, sau khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực đã mở ra cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam gỡ 'thẻ vàng' của Liên minh Châu Âu. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, việc thực hiện Luật Thủy sản 2017 đã góp phần xây dựng và phát triển nghề khai thác hải sản bền vững trên địa bàn tỉnh.