Các quan chức và chuyên gia Campuchia khẳng định quân đội nước này không phụ thuộc vào vũ khí Mỹ. Do đó, quân đội Campuchia sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận vũ khí mới ban hành của Washington.
Một số cuộc đàm phán Mỹ - Trung được nối lại sau điện đàm của lãnh đạo 2 nước, nhưng khả năng đối thoại tiến xa đến đâu bị đặt dấu hỏi bởi bất đồng sâu sắc trong hàng loạt vấn đề.
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã gửi thư đến 52 nhà lãnh đạo các nước đối tác trong ASEM mời tham dự ASEM 13 theo hình thức trực tuyến, diễn ra trong hai ngày 25-26/11.
Vào lúc Mỹ chuẩn bị tưởng niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố 11-9, Đại học Brown (Mỹ) công bố nghiên cứu mang tên Costs of war (tạm dịch: Những phí tổn chiến tranh) và kết luận với 8.000 tỷ USD, cái giá của cuộc chiến chống khủng bố quá lớn nhưng không mang lại thành công như mong đợi.
Các chuyên gia nhận định cách tiếp cận Trung Quốc của Tổng thống Joe Biden tạo nhiều sức ép cho Bắc Kinh hơn người tiền nhiệm Donald Trump.
Trung Quốc và Nhật đã gạt bỏ sự ngờ vực và hiềm khích lịch sử trong buổi đầu đại dịch COVID-19, nhưng gần đây, căng thẳng giữa hai nước lại nhanh chóng leo thang.
Tokyo lo ngại các chính sách quân sự của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của tình hình quanh đảo Đài Loan và an ninh của Nhật Bản. Ngược lại Bắc Kinh lo Nhật Bản sẽ chọn Đài Loan
Ấn Độ hiện bố trí gần 200.000 quân dọc biên giới giáp Trung Quốc, tăng hơn 40% so với quân số năm ngoái.
Chuyên gia người Trung Quốc cho rằng Tổng thống Biden đang tập trung nhiều hơn vào cuộc đối đầu trên mặt trận ý thức hệ với Bắc Kinh so với người tiền nhiệm.
Là chiến sỹ cách mạng kiên trung, nhà ngoại giao tài ba thời đại Hồ Chí Minh, cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998) đã để lại nhiều di sản quý về ngoại giao. Một trong các di sản đó là những tư tưởng và chủ trương, kinh nghiệm về công tác xây dựng ngành nói chung và về công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ nghiên cứu nói riêng.
Một vụ vỡ sông băng ở quận Chamoli ở Uttarakhand, gần biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, đã khiến Cảnh sát Biên giới Ấn Độ - Tây Tạng (ITBP) được đặt trong tình trạng báo động cao.
Biển Đông mang lại những lợi ích nhất định cho Liên minh châu Âu (EU). Chính vì vậy, thời gian qua, nhiều quốc gia châu Âu đã có những hành động cụ thể tại khu vực này.
Bắc Kinh đưa ra bình luận không lâu sau khi giới chức Đức xác nhận về kế hoạch gửi tàu chiến tới Biển Đông sau gần 20 năm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân đã gửi lời chúc tới những người Mỹ gốc Á và người dân tại châu Á Thái Bình Dương một năm mới hạnh phúc, khỏe mạnh và thịnh vượng...
Ngày 6/1, hàng nghìn người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump sắp mãn nhiệm đã xâm nhập Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội), một địa điểm mang tính biểu tượng cao của nền dân chủ Mỹ. Vụ hỗn loạn xảy ra làm lộ rõ những rạn nứt trong lòng đảng Cộng hòa. Có lẽ, sự việc này cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền chính trị Mỹ.
Chuyên gia Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc Lí Hải Đông nhận định, Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden sẽ không hoàn toàn phá bỏ 'các di sản chính trị của ông Trump'.
Nước Pháp kêu gọi cả Liên hiệp châu Âu (EU) sát cánh với mình. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục dẫn đầu làn sóng phản ứng từ phía cộng đồng các quốc gia Hồi giáo toàn cầu. Song, để sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Pa-ri (Paris) và An-ca-ra (Ankara) lên tới mức độ này, mâu thuẫn về tín ngưỡng và tôn giáo có lẽ cũng chỉ là những nguyên nhân trên bề mặt, những lớp vỏ hình thức che khuất điểm cốt lõi: Lợi ích.
Mỹ và Nhật vừa bắt đầu cuộc tập trận chung quy mô lớn, kết hợp cả thao diễn trên bộ, trên không và trên biển nhằm thể hiện khả năng sẵn sàng 'chiến đấu và chiến thắng', bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Một cựu sĩ quan thuộc lực lượng Mũ nồi Xanh của Lục quân Mỹ bị bắt hôm 21-8 với cáo buộc làm gián điệp cho Nga.
Ba tháng tới đây sẽ là giai đoạn thử thách quan trọng nhất cho mối quan hệ Trung – Mỹ và tỉ lệ xuất hiện các sự việc khó lường sẽ tăng cao.
Bộ Thương mại Mỹ đã một lần nữa gia hạn giấy phép 45 ngày cho việc nhập khẩu phụ kiện và phần mềm của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.
Cựu tướng Kun Kim, một cộng sự thân cận của nhà lãnh đạo Campuchia, là một trong hai doanh nhân bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt vì nghi họ tham nhũng và phá rừng trái phép, cưỡng chế đất đai để tư lợi.