Thời gian qua, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) chú trọng thực hiện có hiệu quả. Từ đó, góp phần không nhỏ trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các tổ chức có thêm căn cứ, cơ sở để xem xét quyết định các vấn đề quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp đang tích cực ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, sản lượng cao và an toàn thực phẩm.
Bò thịt là một trong những con nuôi chủ lực của tỉnh Thanh Hóa, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ chăn nuôi, nhất là tại khu vực miền núi. Tuy nhiên, để phát triển bền vững đàn bò thịt, bên cạnh phát triển số lượng đàn còn đặt ra cho các địa phương cũng như người chăn nuôi bài toán nâng cao chất lượng con nuôi, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Là địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm chọn, tạo được bộ giống cây trồng đa dạng áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành. Để đạt những kết quả cao trong sản xuất, ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích các tổ chức, thành phần kinh tế đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất giống cây trồng.
Hơn ba năm sau ngày đầu tiên bén rễ từ phòng thí nghiệm ra thực tiễn, cây bơ Booth 7 và bơ 034 không chỉ mang theo kỳ vọng chuyển đổi sinh kế, mà còn thắp lên niềm tin mới cho người dân vùng cao về một loại cây 'trồng là có quả, chăm là có thu'.
Chiều 3/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị xét chọn cá nhân tham gia Chương trình 'Nhà Khoa học của Nhà nông' lần thứ VI năm 2025.
Hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đang ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, giúp người dân, doanh nghiệp, HTX giảm chi phí, nâng cao giá trị, hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Vụ xuân 2025 các công ty: TNHH Green Carbon, Faegre Nhật Bản đã phối hợp với huyện Yên Định và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa sản xuất hơn 1.200 ha lúa giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng tín chỉ Carbon, áp dụng các quy trình canh tác bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sáng 27/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) đã chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học 'Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ'.
Sáng 23/5, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải nhà kính tại Thanh Hóa.
Quý I/2025, Thanh Hóa đứng thứ 4 cả nước về giải ngân đầu tư công. Tuy nhiên, Sở Tài chính Thanh Hóa cho rằng để giữ được kết quả này là vấn đề nan giải.
Sáng 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên Hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo khoa học phản biện 'Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045'.
Trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với yêu cầu phát triển bền vững, nhiều địa phương khu vực Bắc Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Thanh Hóa, đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đây được xem là hướng đi chiến lược, góp phần gia tăng giá trị nông sản và cải thiện thu nhập cho người dân.
HTX Xuyên Sơn ở huyện Cẩm Xuyên đã ứng dụng nuôi cấy mô sản xuất cây giống và trại nuôi hươu giống để cung cấp 'đầu vào' tốt nhất cho bà con nông dân Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.
Trước yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đề tài, mô hình nghiên cứu được ưu tiên triển khai gắn với nhu cầu thực tiễn sản xuất tại địa phương, từ đó từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống, giúp nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ và kinh tế vùng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2,25 triệu vật nuôi có nguồn gốc bản địa, gồm các loại gà ri, vịt Cổ Lũng, lợn mán, vịt bầu cổ xanh, lợn lòi, dê... Việc phát triển con nuôi bản địa bước đầu đã tạo ra nguồn sản phẩm đặc trưng, đặc sản cho các địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng vật nuôi bản địa tại nhiều địa phương không còn nhiều.
Dự án Trung tâm phát triển nông thôn Thanh Hóa ở xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng với số tiền hơn 17 tỷ đồng nhưng bị bỏ không nhiều năm khiến một số hạng mục xuống cấp trầm trọng.
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu của tại tỉnh Thanh Hóa cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao, tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị đến nay vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn…
Cây trẩu đang được xác định là cây có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu nhập đồng thời cũng là loại cây có tác dụng bảo vệ môi trường, phòng hộ hiệu quả... Ở vùng biên Mường Lát, bà con nơi đây đang ngày càng gắn bó hơn với loại cây này.
Tính đến hiện nay, Thanh Hóa đã phân bổ cho các chủ đầu tư hơn 6.140 tỷ, vốn chưa phân bổ chi tiết cho các chủ đầu tư là hơn 8.077 tỷ. Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân gần 1.769 tỷ...
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa có hơn 200 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và khoảng 20 đơn vị ngoài tỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Bình quân hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao.
Tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) nhằm tham mưu cho tỉnh có thêm căn cứ, cơ sở khoa học để xem xét quyết định các vấn đề quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) xác định trong thời gian qua.
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền núi, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân địa phương.
Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Hồng Đức, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức diễn đàn khoa học 'Những vấn đề đặt ra đối với KH&CN vươn lên trở thành động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2025-2030'.
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ này các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa tiếp tục khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, liên kết, hợp tác sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng chuỗi giá trị nông sản hàng hóa.
Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án 'Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023'; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Với quyết tâm kéo Mường Lát gần hơn với miền xuôi, tỉnh Thanh Hóa đã dành hẳn một Nghị quyết riêng để 'đánh thức' vùng đất biên cương này
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò, trân trọng và động viên đội ngũ trí thức đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người nhiều lần khẳng định: 'Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc'. Là vùng đất 'Địa linh nhân kiệt', nơi sinh thành, dưỡng dục nhiều bậc sĩ phu, nhân sĩ trí thức yêu nước, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha, những năm qua, đội ngũ trí thức Thanh Hóa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Tỉnh Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm đối với tổ chức hội có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công, thậm chí sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong những ngày qua, tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài tỉnh tham quan mua sắm.
Chiều 25/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (gọi tắt là Liên hiệp hội) Thanh Hóa đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp hội (28/10/1994 - 28/10/2024).
Chiều 11/10, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tiếp xúc, gặp gỡ, tham vấn và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nhờ nắm vững kiến thức, mô hình trồng nấm hữu cơ của anh Phạm Lân Quang thành công từ ngay lần đầu gieo trồng. Gần 10 năm hoạt động, mô hình này đã và đang khẳng định được hiệu quả kinh tế vượt trội, mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân địa phương.
Sáng 13/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội), đã tổ chức Hội thảo khoa học phản biện 'Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa'.
Chiều 29/7, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, song thực tế cho thấy, công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, nên chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
Với hệ sinh thái đa dạng, tỉnh Thanh Hóa có nhiều loại cây trồng, vật nuôi nguồn gốc bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, dưới tác động của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cách chăm sóc... một số loại cây, con đang có nguy cơ suy thoái. Trước tình hình đó, tỉnh ta đã triển khai một số giải pháp nhằm phục hồi, lưu giữ nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa.
Chiều 23/5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo dự thảo đề án 'Thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp huyện Thạch Thành giai đoạn 2023-2030'.
Chiều 14/5, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề 'Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp'. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Là 1 trong những đối tượng con nuôi chủ lực trong phát triển chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa, ngành nông nghiệp cùng các địa phương có tiềm năng phát triển đàn bò thịt đã khuyến khích ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng các mô hình chăn nuôi bò an toàn sinh học, dự trữ thức ăn thô... Từ đó nâng cao chất lượng con nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Kết quả giám sát cho thấy, hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau khi sắp xếp đã cơ bản phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung của cả nước về ĐVSNCL đến năm 2021, định hướng đến năm 2025 và 2030.
Xác định dứa là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân một số địa phương trong tỉnh, do đó Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ giống cây trồng (Viện Nông nghiệp Thanh Hóa) đã nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống dứa nuôi cấy mô (MD2), với kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao giá trị, sản lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất dứa hàng hóa cho bà con nông dân trong tỉnh.
Trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu bằng bằng giống keo lai nuôi cấy mô đang có nhiều ưu điểm nổi trội so với các phương pháp truyền thống như giâm hom, gieo hạt. Vì vậy, nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng tiến bộ khoa học trong chọn lọc, lai tạo giống cây keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng.
Hưởng ứng phong trào thi đua 'Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau', ngày 23/3, Đoàn Thanh niên Sở Y tế phối hợp với Đoàn Thanh niên Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Chi đoàn Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa tổ chức Chương trình tình nguyện chung tay vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 tại xã Yên Khương (Lang Chánh).
Thực hiện Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, huyện Thọ Xuân đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt trong triển khai thực hiện và mang lại những kết quả khả quan.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao. Đây chính là dư địa lớn để lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng phát triển. Tuy nhiên, các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh mới chỉ cung ứng được một phần các loại giống, như: lúa, hoa, rau và các loại giống cây trồng khác cho nhu cầu sản xuất của người dân. Còn lại phần lớn giống phải nhập từ các tỉnh, thành phố khác, thậm chí ở nước ngoài.
Ngày 19/2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình sản xuất tại các huyện Thọ Xuân và Lang Chánh.
Thanh Hóa là địa phương có dư địa lớn để phát triển nông nghiệp, có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực trồng trọt. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng, ngày càng nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao được chuyển giao vào thực tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiệu quả của ngành nông nghiệp.
Ngày 10/1, tại HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh Xuân, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) và xã Tân Bình (Như Xuân), Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo đầu bờ 'Mô hình trồng thương phẩm giống bơ booth7, bơ 034' thuộc dự án 'Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm cây bơ Booth7, bơ 034 tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa' thuộc dự án cấp tỉnh, giai đoạn 2021-2024.
Năm 2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của khâu đột phá về KHCN và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trọng tâm là nghiên cứu, khảo nghiệm, bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN, nhiệm vụ đặt hàng; hợp tác tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh dịch vụ...
Các địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, chất lượng.
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất giống nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa (gọi tắt là công ty) luôn tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) để cho ra thị trường nhiều giống cây trồng mới, cho năng suất, chất lượng cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công nhận là giống quốc gia, được lưu hành thương mại hóa.
Sáng 21/12, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, trồng thương phẩm Bơ Booth7, Bơ 034 phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa'.