Năm 2024, nhiều doanh nghiệp đầu tư công ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ hưởng lợi từ dòng vốn ngân sách đổ vào hạ tầng, trong khi một số khác vẫn chật vật với biên lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ do chi phí đầu vào leo thang và tiến độ dự án chậm trễ...
Chỉ số VN-Index có phiên tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp để vượt mốc 1.200 điểm, cao nhất trong 10 tháng qua (thời điểm VN-Index trên mốc này gần nhất là chốt phiên ngày 23/9, đạt hơn 1.203 điểm).
Áp lực chốt lời trên diện rộng đã khiến thị trường có phiên giảm điểm. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn hoạt động tích cực khiến đà giảm không mạnh. Trong đó, nhóm bất động sản hút mạnh dòng tiền với hàng loạt mã tăng tốt.
Các doanh nghiệp hiện nay nợ lẫn nhau và trả nợ không đúng hạn một phần do hệ lụy từ thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn khác, đặc biệt là khi kênh huy động vốn tín dụng chưa được nới room và thị trường trái phiếu bị thắt chặt.
Sau gần một năm về tay Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng TNG, bức tranh kinh doanh của TTL và VC9 chưa được cải thiện.
Cũng không kém HoSE, sàn HNX có tới 72 mã không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý III/2023, giảm 5 mã so với số lượng trong danh sách công bố hồi đầu quý II.
Chi cục Thuế TP. Vinh - Nghệ An vừa có thông báo công khai danh sách người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước với 331 người nộp thuế còn nợ hơn 3,2 nghìn tỷ đồng.
Thị trường có tuần giao dịch tích cực cả về điểm số và thanh khoản, với điểm nhấn thuộc về VN-Index khi đã vượt qua đường MA200. Trong khi đó, nhà đầu tư vẫn chưa thay đổi quan điểm so với tuần trước khi vẫn đang theo đuổi cơ hội ở những mã bất động sản vừa và nhỏ.
Liên tục những phiên gần đây, cổ phiếu thị giá nhỏ (penny) đã thu hút mạnh dòng tiền, nhiều mã tăng trần liên tiếp.
Lỗ lũy kế xấp xỉ vốn góp của chủ sở hữu khiến nợ phải trả của Công ty cổ phần Xây dựng số 9 (VC9) đã cao gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu. Để khắc phục, VC9 dự kiến phát hành tăng vốn riêng lẻ trong quý III/2023.
Thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành và Nghị quyết 33 của Chính phủ đã giúp thị trường chứng khoán có tuần giao dịch sôi động. Dòng tiền hướng đến các nhóm cổ phiếu được cho là hưởng lợi từ các yếu tố trên như bất động sản, công ty chứng khoán...
Trong bối cảnh hầu hết các nhóm ngành giảm giá, nhóm cổ phiếu xây dựng và vật liệu trở thành điểm sáng khi tràn ngập sắc xanh, thậm chí nhiều mã tăng hết biên độ.
Báo cáo tài chính vừa được Công ty cổ phần Xây dựng số 9 (VC9, mã VC9- HNX) công bố cho thấy, VC9 vẫn còn không ít khó khăn, sau khi 'thoát án' hủy niêm yết hồi đầu năm 2022.
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 11 với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, tiếp tục đóng vai trò chủ chốt để đưa chỉ số tiến sát về vùng 1.100 điểm.
Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM, VRE) là đầu tàu cho phiên hồi phục khi đóng góp gần 4 điểm trong tổng số 12 điểm tăng của VN-Index.
Thị trường tiếp tục có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp lên mốc mới gần 1.266 điểm nhờ sự dẫn dắt của một số cổ phiếu vốn hóa lớn và sự bứt phá của nhóm vốn hóa nhỏ.
Giá nguyên vật liệu liên tục tăng cao khiến nhóm doanh nghiệp trong ngành xây dựng đã có nửa đầu năm 2022 kinh doanh chật vật, thậm chí có doanh nghiệp thua lỗ nặng.
Hoạt động xây dựng, đầu tư công chậm lại trong suốt 6 tháng qua cùng với tính chu kỳ, nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã có nửa đầu năm 2022 kinh doanh khó khăn chật vật.
Thị trường có thêm phiên tăng điểm mạnh nhờ lực kéo của nhóm ngân hàng, bên cạnh sắc tím ở nhiều nhóm cổ phiếu đầu cơ.
VN-Index tiếp tục giảm sâu phiên thứ 3 liên tiếp do tác động bán tháo ở cổ phiếu bất động sản, năng lượng, thủy sản... trong khi lực kéo đến từ nhóm tiêu dùng và tài chính.
Chứng khoán trong nước bị điều chỉnh mạnh mẽ sau giai đoạn tăng ấn tượng và còn chịu áp lực bán tháo trên thế giới, chỉ số chính lùi về 1.227 điểm.
Thanh khoản thị trường ngày càng teo tóp khi xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, các cổ phiếu đầu cơ hút lại dòng tiền khi nhiều mã đồng loạt tăng trần
Lực mua bất ngờ tăng vọt khi về cuối phiên giúp hàng loạt nhóm cổ phiếu có được sắc xanh, chỉ số chính tăng mạnh trở lại nhờ sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn.
Phiên giao dịch ngày 9/5, nhà đầu tư đua nhau bán tháo khiến hàng loạt cổ phiếu thuộc các nhóm ngành: ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản, xây dựng… lao dốc. Cả 30 mã trong rổ VN-30 đều mất điểm, trong đó có đến 13 mã giảm kịch sàn. Chốt phiên, VN-Index giảm 59,64 điểm (-4,49%) và xuống mức 1.269,62 điểm.
Thanh khoản duy trì mức thấp, trong đó giá trị khớp lệnh trên HoSE tiếp tục sụt giảm. Nhà đầu tư thể hiện tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ lễ, ngày nghỉ bù kéo dài hết thứ 3 tuần sau.
Toàn thị trường vừa mở cửa phiên 21/4 đã có khoảng 149 mã giảm kịch sàn. VN-Index rung lắc mạnh, có lúc giảm 24 điểm.
Áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh sau giờ nghỉ trưa. Tới 13 giờ 20 phút ngày 18/4, VN-Index lao dốc hơn 30 điểm, HNX-Index giảm hơn 13 điểm. Đáng chú ý, sắc đỏ mở rộng tại rổ VN30 với 21 mã giảm và 9 mã tăng; trong đó SSI giảm sàn 7%, VPB, VHM, CTG… giảm gần 4%.
Không chỉ bị ảnh hưởng từ lạm phát, căng thẳng quốc tế, thị trường chứng khoán còn đang phần nào bị chi phối bởi các cổ phiếu cùng 'họ' và tin đồn. Các tin đồn liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp, thâu tóm lẫn nhau khiến cho dòng tiền chuyển hướng liên tục trong các nhóm cổ phiếu gây ra nhiều hệ lụy từ sự bất thường của giá cổ phiếu.
Chốt phiên ngày 31/3, VN-Index tăng 1,64 điểm lên mức 1.492,15 điểm với 179 mã tăng, 261 mã giảm và 60 mã đứng giá. Lực kéo đến từ hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là sự bứt phá của 'đầu tàu' VNM.