Với người dân ở bản Pá Có, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hoặc những người biết ông, mỗi lần gặp khó khăn trong công việc, trong cuộc sống lại lấy gương của ông để phấn đấu vượt qua. Ông là Đại tá Tao Văn Khứn, sinh năm 1947, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Lai Châu (trước đây), nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Điện Biên.
Việc người Mông bị kẻ xấu xúi giục và các thế lực thù địch dụ dỗ thuyết phục xưng vua, đòi lập Vương quốc Mông đã có từ thời những năm đầu thập kỷ 80 nhưng rộ nhất là từ 1986. Ngày đấy ở bản người Mông nào xì xầm chuyện sắp có vua Mông Vàng Chứ.
Trong trang sử vàng của mình, lực lượng Công an tỉnh Lai Châu (cũ) và Công an tỉnh Điện Biên hôm nay đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ vào việc giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc. Đặc biệt, vào tháng 5/2011, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, các đơn vị nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát và Công an tỉnh Điện Biên đã giải quyết thành công vụ bạo loạn với hàng chục đối tượng chủ mưu lôi kéo hàng ngàn người Mông tập trung chống phá, âm mưu 'ly khai, lập quốc' ở huyện Mường Nhé.Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Báo CAND trân trọng giới thiệu loạt bài Dập tắt âm mưu lập 'Vương quốc Mông' ở Mường Nhé của nhà báo Nguyễn Như Phong.
Liên tiếp trong nhiều năm từ 2011- 2020, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc (E24) đã tham gia trấn áp, xử lý cái gọi là 'Vương quốc Mông', 'Tà đạo Dương Văn Minh'... trên địa bàn một số tỉnh Tây Bắc, đem lại cuộc sống bình yên nơi phên dậu của Tổ quốc.
Tại một số tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh miền núi biên giới Sơn La, hoạt động lập cái gọi là 'Nhà nước Mông' đã diễn ra ở một số địa bàn vùng cao, biên giới dưới sự 'hà hơi, tiếp sức' của các đối tượng nước ngoài.
Kỳ thị thường gắn liền với phân biệt đối xử. Kỳ thị, phân biệt đối xử là một khái niệm giao thoa giữa chính trị - văn hóa và xã hội. Kỳ thị dân tộc, chủng tộc là sự nhìn nhận, đánh giá làm giảm giá trị đối với một một dân tộc, một chủng tộc từ một quan niệm chính trị, văn hóa hoặc xã hội nào đó.
Lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ), tiền thân là lực lượng Công an nhân dân vũ trang bảo vệ mục tiêu nội địa, được thành lập ngày 11-12-2009.
Sáng 10-8, hàng trăm người dân địa phương cùng nhiều cán bộ chiến sĩ (CBCS) Công an đã đến thắp nén nhang tưởng nhớ và tiễn biệt đồng chí Phạm Minh Tú, Công an viên xã Lộc Châu, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Anh ra đi giữa cơn lũ dữ khi đang làm nhiệm vụ giúp dân.
'Anh Súa lúc nào cũng tận tụy với công việc. Ngày làm việc ở Ủy ban xã, chiều tối về nhà ăn cơm rồi lại đi tuần tra. Thế rồi anh ấy ra đi trong cơn lũ… Anh Súa mất đi, gia đình rất đau xót. Tôi mong lực lượng Công an sẽ không còn cán bộ bị thương và hy sinh' - chị Hơ Thị Dợ chia sẻ.
Trong số 15 cán bộ, chiến sĩ Công an được tôn vinh tại chương trình 'Âm vang chiến công' do Báo CAND và Truyền hình ANTV (Cục Truyền thông CAND) tổ chức ngày 16-8 tới đây, có những người cán bộ, chiến sĩ Công an đã mãi mãi nằm lại với đất Mẹ.
Trong thời gian gần đây, BĐBP Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự đảm bảo tốt an ninh, trật tự trên các bản làng trọng điểm ở khu vực biên giới. Trong đó, chú trọng việc bám dân, bám địa bàn, bám đối tượng để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố, xây dựng phong trào bảo vệ trị an thôn bản, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.