Thường trực Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình Thường trực Chính phủ, trình Bộ Chính trị trong tháng 3/2024. Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2024.
Cung Thanh niên Hà Nội cùng các đơn vị tổ chức lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống đuối nước, giảm thiểu tai nạn đáng tiếc.
Chuyến thăm không thông báo trước của Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện khiến bà nội và em gái chiến sỹ Lê Bá Trung (đang làm nhiệm vụ ở đảo Phan Vinh A) không giấu được sự bất ngờ, xúc động.
Ngày 10/5, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đặng Sỹ Mạnh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Ngày 10/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bổ nhiệm ông Đặng Sỹ Mạnh - Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời công bố quyết định chuẩn y Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.
Ngày 5.5, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 481/QĐ – TTg về việc bổ nhiệm ông Đặng Sỹ Mạnh, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Đặng Sỹ Mạnh là Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ năm 2020.
Trong quy hoạch đường sắt, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là cơ sở công nghiệp đường sắt nhằm mục tiêu nâng cấp sửa chữa cải tạo đóng mới metro, toa xe.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã trình Chính phủ và các bộ, ngành về Đề án tái cơ cấu. Theo đó, mô hình sản xuất, kinh doanh của VNR sẽ được tổ chức lại hợp lý hơn theo hướng tập trung vào ba ngành nghề cốt lõi là vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ khí đường sắt.
Ngành đường sắt đang trong giai đoạn suy thoái và khủng hoảng cùng cực vì cả lý do khách quan và chủ quan. Do đó, tái cơ cấu lúc này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng như một cuộc đại cách mạng để lĩnh vực vận tải 'vang bóng một thời' này tìm lại 'bản ngã'.
Khách đi tàu đông trở lại, ngành đường sắt chạy nhiều tàu phục vụ, người lao động ngành cũng được trở lại làm việc sau thời gian dài nghỉ vì dịch Covid-19.
Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), để nâng cao năng lực, sản lượng vận tải đường sắt liên vận quốc tế, ngành Đường sắt đề xuất các cơ quan hữu quan đầu tư đồng bộ về hạ tầng, phương tiện vận chuyển, ga bốc xếp, quản trị và cơ chế chính sách.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang tập trung thực hiện các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp của các đơn vị thành viên trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo trì, đầu tư... nhằm vực dậy ngành vận tải 'xương sống' đường sắt của đất nước trước bối cảnh kinh doanh ngày càng sụt giảm.
Bên cạnh sự phấn khởi khi các dịch vụ không thiết yếu được hoạt động trở lại, nhiều người còn lo lắng do phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở, thiếu nhân viên, công tác phòng chống dịch...
Việc sáp nhập 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt hiện nay sẽ giúp 2 đơn vị tiết giảm chi phí tối đa, tận dụng tài nguyên chung nhằm giảm tối đa lỗ trong sản xuất kinh doanh, cho phép khả năng duy trì hoạt động đến khi khôi phục lại trạng thái vận tải bình thường.Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sau khi tái cơ cấu sẽ tập trung vào 3 ngành nghề cốt lõi là vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ khí đường sắt.Thị trường vận tải hàng hóa do công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đảm nhận và thị trường vận tải hành khách do Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau hợp nhất đảm nhận. Ảnh: VNRNgày 7/4/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có văn bản gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên TTXVN ngày 14/4 về triển khai nội dung tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR cho biết, ngay sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký văn bản số 303/TTg-ĐMDN đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, VNR đã thành lập Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc để triển khai chỉ đạo này.
Tổng công ty Đường sắt VN sáp nhập 3 ban quản lý dự án đường sắt khu vực và 5 xí nghiệp đầu máy.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tái cơ cấu hợp nhất khối vận tải và rút bớt một số chi nhánh Xí nghiệp đầu máy nhằm thu gọn đầu mối quản lý, tinh giảm lao động.
Sau hơn 6 năm kể từ lần trình đầu tiên, một số nội dung trong Đề án Cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), trong đó có sáp nhập 2 công ty đường sắt Hà Nội - Sài Gòn, được đưa ra từ năm 2018, đến nay đã được chốt lại.
Tàu hàng liên vận quốc tế qua ga cửa khẩu Đồng Đăng được làm thủ tục nhanh chóng, đảm bảo phòng dịch.
Trong mấy ngày gần đây, hàng đoàn xe ô tô của các nhà đầu tư đổ về khu vực Thuận Thành, Bắc Ninh săn lùng đất nền, ôm số lượng lớn đẩy giá đất tăng 'chóng mặt'.
Liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine ảnh hưởng đến vận tải liên vận bằng đường sắt sang châu Âu như thế nào, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Vương Khả Sơn, Trưởng Ban vận tải - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, hàng hóa liên vận đường sắt quốc tế giữa Việt Nam và châu Âu theo lộ trình qua Trung Quốc, Kazakhstan, Nga, Belarus và Ba Lan để sang Đức và các nước Tây Âu có khả năng bị ảnh hưởng nếu đường sắt Ba Lan dừng vận chuyển qua biên giới với đường sắt Belarus.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 buộc hàng không và đường sắt phải chuyển hướng sang chở hàng hóa để có thêm doanh thu. Trong khi vận tải hàng hải lại tăng trưởng cao và lãi lớn.
Trong năm 2022, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam(VNR) sẽ tập trung xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau những thiệt hại mà dịch bệnh COVID-19 gây ra và tiếp tục chuyển trọng tâm sang vận tải hàng hóa.
Năm 2021, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, khiến doanh thu chỉ đạt 1.446,9 tỷ đồng, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 90,4% chỉ tiêu kế hoạch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao. Lợi nhuận trước thuế âm 690,7 tỷ đồng, bằng 52,8% so với cùng kỳ…
Vận tải hàng hóa tăng trưởng là kết quả từ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu vận tải, tập trung thúc đẩy vận tải hàng hóa, xác định vận tải hàng hóa là trọng tâm.
Hạ tầng đường sắt còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư tương xứng và đại dịch COVID-19 bùng phát lại càng khiến ngành đường sắt thêm khó khăn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) lỗ hơn 670 tỷ đồng trong năm 2021.
Sau 2 năm bị tàn phá bởi đại dịch, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thua lỗ lên tới 2.017,7 tỷ đồng. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị lãnh đạo ngành đường sắt phải đổi mới tư duy, quyết liệt, chủ động hơn nữa...
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hóa ngành đường sắt, trong buổi làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngành đường sắt không như thế này mãi được, phải hiện đại hóa.
Chiều 23/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về tình hình vận tải đường sắt năm 2021, kế hoạch vận tải đường sắt năm 2022.