Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng là hướng đi mà ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai tích cực. Để quá trình này diễn ra đúng hướng, hiệu quả, cần quan tâm đầu tư đúng mức đối với hệ thống thủy lợi. Vì thủy lợi là cái gốc để cơ cấu lại nông nghiệp. Nếu xem nông nghiệp là 'bệ đỡ' của nền kinh tế thì thủy lợi phải được xem là 'bệ đỡ' của 'bệ đỡ', nhất là khi biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường.
Toàn tỉnh hiện có trên 500 công trình thủy lợi lớn, nhỏ các loại, trong đó có 123 hồ chứa và 2 đập dâng với tổng dung tích khoảng 450 triệu m3 . Tuy nhiên, phần lớn các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều mới chỉ thực hiện nhiệm vụ chính là cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, chưa tận dụng tối đa tiềm năng vốn có của hồ chứa để khai thác tổng hợp, đa mục tiêu, đa nhiệm vụ.
Trước những dấu hiệu về hành vi gian lận trong đấu thầu của Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Đại Cát (Cty Đại Cát), Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Quảng Trị cũng như chủ đầu tư là UBND huyện Vĩnh Linh yêu cầu làm rõ.
Là một tỉnh phải gánh chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, dịch bệnh nhưng với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp và các địa phương nên kết quả sản xuất nông nghiệp của Quảng Trị vẫn đạt được những kết quả tích cực, luôn khẳng định vị thế là 'bệ đỡ' của nền kinh tế.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 đơn vị được cấp phép nạo vét lòng hồ chứa nước thủy lợi, kết hợp thu hồi đất làm vật liệu san lấp. Số lượng hồ chứa nước thủy lợi được cấp phép nạo vét là 22 hồ; tổng khối lượng nạo vét, thu hồi là 13.472.533 m3 .
Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, vụ hè thu năm nay tình hình thời tiết diễn biến tương đối bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nắng nóng xuất hiện sớm, nền nhiệt cao kèm theo gió Tây Nam thổi mạnh nên lượng bốc hơi cao, gây tổn thất nguồn nước. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đang chủ động xây dựng các phương án nhằm ứng phó kịp thời với nguy cơ xảy ra thiếu nước, hạn hán ở một số vùng sản xuất, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất vụ hè thu.
Hàng trăm km kênh mương thủy lợi các loại bị sạt lở chưa được thông tuyến, nhiều công trình trạm bơm bị bồi lấp nặng, tê liệt hoàn toàn… Nếu không khắc phục kịp thời thì tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021 chắc chắn không tránh khỏi.
ng phó với báo số 13, UBND tỉnh Quảng Trị đã có công điện khẩn yêu các các địa phương phải hoàn thành việc di dời dân đến nơi an toàn trước 14h ngày 14/11.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều nay 17/10/2020, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng đã đến kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà. Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng và các đơn vị, địa phương liên quan.