Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hóa dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt.
Shinkansen với tốc độ đáng kinh ngạc và những tiện nghi hiện đại, tàu cao tốc này không chỉ rút ngắn khoảng cách địa lý mà còn mang đến cho hành khách những trải nghiệm du lịch đẳng cấp, khó quên.
Ngoài biểu tượng của sự phục hồi kinh tế sau thế chiến II, Shinkansen được xem là công cụ để Nhật Bản tiếp tục phát triển kinh tế, đồng thời là tác nhân thay đổi đất nước vốn bị mặc định là quốc gia truyền thống.
Trong sáu thập kỷ kể từ chuyến tàu đầu tiên khởi hành ngày 1/10/1964, tàu Shinkansen (có nghĩa là tuyến đường huyết mạch mới) đã trở thành một biểu tượng cho sức mạnh công nghệ và công nghiệp của Nhật Bản hậu Thế chiến II, góp phần cách mạng hóa hoạt động di chuyển đường dài trên thế giới.
Sáu thập kỷ từ khi ra đời, Shinkansen đã trở thành một từ đồng nghĩa với các khái niệm tốc độ, tiện nghi và hiện đại. Và từ đó, Nhật Bản vẫn luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về công nghệ đường sắt.