Nhờ được 'tiếp sức' từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ hội viên cựu chiến binh (CCB) tại Gia Lai đã vươn lên thoát nghèo.
Tại bản Cang Mường, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, anh Lò Đức Chí là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, tích cực chia sẻ kinh nghiệm với các hộ khác, góp phần lan tỏa tinh thần phát triển kinh tế trong cộng đồng.
Ngày 27/5, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Môi trường, Công thương và UBND các huyện, thành phố triển khai Công điện ngày 23/5 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững trên địa bàn tỉnh.
Nhiều doanh nghiệp, địa phương kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường sớm ban hành chế tài xử lý vi phạm mã số vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng trái cây và quy trình thiết lập, quản lý mã số.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, cho rằng Việt Nam có sầu riêng ngon nhưng cần phải an toàn và chuẩn hóa.
Hiện nay, tại Tiền Giang giá dừa khô giá gần 200.000 đồng/chục (12 quả), dừa tươi cũng dao động trên dưới 150.0000 đồng/chục (tùy loại), riêng trái ca cao tươi giá trên 14.000 đồng/kg. Do giá tăng ở mức kỉ lục nên người nông dân trồng xen canh 2 loại trái cây này mang lại hiệu quả cao.
Hai ngày nay, thông tin Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đã tạo nên không khí phấn khởi tại nhiều địa phương trồng sầu riêng.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng: Đến thời điểm hiện tại, không phát hiện trường hợp sầu riêng bị nhiễm chất cấm, sản phẩm sầu riêng của Lâm Đồng đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ thị trường xuất khẩu.
Trước việc Trung Quốc siết chặt kiểm định chất vàng O, cadimi khiến cho việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này của Việt Nam bị hạn chế.
Thời gian qua, các cấp, chính quyền huyện Đạ Huoai đã có nhiều giải pháp hiệu quả giúp khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên nhằm phát huy sức trẻ, khát khao cống hiến, năng động, sáng tạo, từ đó tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng khắp trên địa bàn.
Sau khi nghe thông tin Dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum sẽ triển khai trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều hộ dân đã trồng cây với mật độ rất dày tại một số vườn nhằm mục đích chờ đền bù.
Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuất hiện tình trạng người dân là chủ vườn, rừng tổ chức trồng xen cây keo và huỳnh đàn với mật độ dày đặc. Chính quyền địa phương cho biết sẽ kiểm tra việc trồng cây huỳnh đàn vào các rẫy keo hoặc dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Trên cơ sở đó huyện sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất…
Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông làm chủ đầu tư hỗ trợ giống cây ca cao cho nông dân trồng xen trên 10,5 ha diện tích vườn điều, góp phần nâng cao thu nhập sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 3 xã Đạ Tông, Đạ Long và Đạ M'rông trong năm 2025.
Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, đã xuất hiện tình trạng tại một số vườn, rừng trồng xen cây keo với huỳnh đàn với mật độ rất dày.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang bước vào vụ thu hoạch bơ. Tuy nhiên, thay vì tận hưởng niềm vui từ thành quả lao động, nhiều nông dân buồn vì vụ bơ năm nay mất mùa, mất giá.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Ning-Trưởng thôn O Yố (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) còn đi đầu trong các phong trào, hoạt động tại địa phương. Ông xứng đáng với danh hiệu trưởng thôn '2 giỏi'.
Tỉnh Lâm Đồng có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển ngành hàng sầu riêng, song cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy cần có một chiến lược phát triển loại cây trồng này với những giải pháp cụ thể, quyết liệt.
Công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng được Huyện ủy, UBND huyện Bảo Lâm đặc biệt quan tâm chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Hạt Kiểm lâm, các địa phương có rừng, các đơn vị chủ rừng thực hiện.
Chuyển từ sản xuất truyền thống sang chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành những mô hình mới… Đó là cách mà người dân, HTX, các đơn vị ở tỉnh miền núi Sơn La đã, đang triển khai nhằm giảm thiểu những rủi ro, thiệt hại trước thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Khoảng 4 năm trở lại đây, giá cả bấp bênh và ảnh hưởng bởi thời tiết khiến người trồng bưởi Diễn ở xã Tràng Xá (Võ Nhai) gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, thay vì chặt bỏ để trồng cây khác, nhiều hộ đã có những cách làm sáng tạo trên chính vườn bưởi Diễn để duy trì thu nhập.
Trong định hướng phát triển đa dụng, bền vững hệ sinh thái tài nguyên rừng đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, toàn tỉnh chú trọng hình thành các vùng nguyên liệu dược liệu, nhựa thông gắn sản xuất với chế biến công nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập đối với người dân làm nghề rừng và sống gần rừng trên địa bàn.
Ông Trần Đức Bắc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông cho biết, cây sầu riêng cũng như cây dứa mật là hai trong số các loại cây trồng có giá trị cao trên địa bàn.
Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Kinh tế vườn là một phần của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Biết sử dụng, tận dụng đất vườn để sản xuất sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, kinh tế vườn ở huyện Hướng Hóa hiệu quả thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Để khơi dậy phong trào làm vườn, huyện đã có chính sách hỗ trợ người dân khi cải tạo vườn tạp.
Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Chiều 28-4, Công ty TNHH một thành viên 72 (Công ty 72), Binh đoàn 15 đã tổng kết công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Nhãn hiệu chứng nhận 'Sầu riêng Đam Rông' vừa chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ. Việc xác lập nhãn hiệu cộng đồng 'Sầu riêng Đam Rông' sẽ góp phần phát huy giá trị của đặc sản thế mạnh địa phương, phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện vùng sâu, xa của tỉnh.
Không chỉ được xem như là 'Cánh chim đầu đàn' trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Di Linh mà Đảng bộ xã Hòa Ninh còn là tổ chức cơ sở đảng duy nhất trong tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Cờ thi đua 'Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ' 5 năm liền 2020 - 2024.
Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao khoảng 300 ha tại các thôn Tiền Yên, Đông La 1, Đông La 2 (xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm) là vùng đầu tiên của huyện được công nhận. Hiện nay, 100% sản phẩm quả cà phê trong vùng đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, hình thái, mẫu mã sản phẩm để dùng làm nguyên liệu chế biến và xuất khẩu.