Trong bức tranh phát triển của ngành thủy lợi Việt Nam, GS Trương Đình Dụ như một biểu tượng của trí tuệ và sáng tạo. Với những công nghệ do ông sáng chế, ngành thủy lợi nước nhà đã có những bước tiến vượt bậc.
Việc tìm lại sức sống cho các dòng sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy... ở phía Tây Hà Nội đang là một thách thức lớn với chính quyền Thủ đô cũng như các Bộ ngành liên quan. GS.TS Trương Đình Dụ - nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi chia sẻ với Tạp chí Công dân và Khuyến học về việc này.
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được coi là bước đi chiến lược, kịp thời nhằm đưa đất nước Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế số và nền kinh tế tri thức toàn cầu.
Theo phụ lục 1 ban hành kèm NĐ 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư nêu: 'Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác'.
Xây dựng hệ thống bản đồ ngập lụt tương ứng với các 'kịch bản mưa' là một trong những giải pháp của UBND TP Hà Nội nhằm bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành. Tuy nhiên, người Hà Nội không chỉ lo ngập lụt khi mưa to, mà còn lo về nạn ô nhiễm các dòng sông nội thành khiến những dòng sông ấy không còn gánh vác nổi nhiệm vụ thoát nước 'giải cứu' thành phố.
Có dịp về thăm lại cống Đò Điểm, nhìn những cánh đồng lúa xanh mướt hứa hẹn một mùa bội thu, do không còn nhiễm mặn, Giáo sư, Tiến sĩ Trương Đình Dụ dâng trào một cảm xúc. Ước mơ ngọt hóa sông Nghèn 60 năm qua đã thành hiện thực.
Tháng 7/2023, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đặt tên Trần Đăng Khoa cho một tuyến phố ở quận Long Biên. Ít ai biết ông vốn là một kỹ sư giao thông công chính, từng kiến thiết nhiều công trình quan trọng, nền tảng cho sự phát triển ngày nay.
Đến Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM park) du khách không thể quên một điểm tham quan thú vị, được coi là 'trái tim' của Công viên - Tòa nhà Quyển sách – nơi lưu trữ, bảo quản và phát huy giá trị di sản của các Nhà khoa học Việt Nam.