Công tác tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội diễn ra thuận lợi, ổn định, dù đơn vị hành chính và cơ cấu quản lý giáo dục đã có sự thay đổi.
Ngày 21/4 hằng năm được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam – một dịp không chỉ tôn vinh giá trị của sách mà còn là thời khắc để suy ngẫm về những điều mà sách mang lại: tri thức, phẩm chất, năng lực, văn hóa, cảm xúc.
Sáng 19-4, tại Trường Tiểu học Tân Mai, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt muỗi - diệt bọ gậy phòng, chống dịch sốt xuất huyết năm 2025.
Theo quy chế mới, phương thức tuyển sinh vào lớp 6 THCS là xét tuyển, không tổ chức thi.
Ngày 15/11, nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) Quận ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ tuyên dương các cá nhân, tập thể xuất sắc của ngành giáo dục quận.
Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông - Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất bổ sung 29 cầu vượt cho người đi bộ qua đường tại các vị trí đông dân cư, cổng trường học, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 300 tỷ đồng.
Trong mưa bão, lũ lụt, các tổ chức đoàn thể, người dân quận Hoàng Mai đã chủ động giúp nhau vượt qua hoạn nạn với tinh thần tương thân, tương ái.
Nhiều trường học ở quận Bắc Từ Liêm chuẩn bị chỗ ở, đồ ăn, sẵn sàng đón người dân vùng ngập lụt đến sơ tán.
Nhiều trường học trở thành điểm trú ẩn an toàn cho người dân, là nơi để người dân gửi tài sản đề phòng nước dâng cao.
Giống như bao 'cuộc chiến' phòng, chống thiên tai, địch họa khác, giữa lúc người dân đang căng mình chống bão, khắc phục hậu quả nặng nề do bão gây ra, thì cũng là khi nghĩa đồng bào, tinh thần tương thân tương ái được thể hiện rõ nhất.
Trước tình hình khẩn cấp nước sông dâng cao do hoàn lưu sau bão số 3, nhiều trường học Hà Nội đã chủ động các phương án bảo vệ cơ sở vật chất, sẵn sàng đón nhân dân trên địa bàn vào trú tránh ngập lụt tại trường.
Để bảo đảm an toàn cho người dân, trước khi bão số 3 đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp, chính quyền các quận, phường trên địa bàn Hà Nội đã rà soát, di dời nhiều hộ dân khỏi nhà nguy hiểm.
Bão số 3 (Yagi) và các trận mưa lũ đang ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các tỉnh, thành khu vực phía Bắc; đặc biệt là các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội, Phú Thọ, Lào Cai… Trong những trận cuồng phong dữ dội đó, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại một lần bừng sáng. Đó là niềm tin, là ngọn lửa tình người ấm áp để người dân vùng thiên tai vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Bão số 3 - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho Hà Nội. Thế nhưng, cơn bão cũng là 'phép thử' của tình đoàn kết, tinh thần khẩn trương, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự chung sức đồng lòng của toàn bộ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô vượt qua khó khăn, thử thách của 'thiên nhiên'.
Giữa lúc người dân căng mình trong cuộc chiến chống bão số 3 cũng là lúc tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách được thể hiện rõ nhất.
Với một địa bàn đông dân cư, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trước sức tàn phá của cơn bão số 3, quận Hoàng Mai (Hà Nội) phải gánh chịu nhiều thiệt hại. Gần 2.300 cây xanh bị đổ gãy, 29 xe ô tô cùng 19 nhà dân bị hư hỏng do cây đè, chưa kể nhiều trường học, trụ sở bị tốc mái tôn, đời sống của người dân bị đảo lộn.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) TP Hà Nội, báo cáo của các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội cho thấy, tính đến trưa 8/9, trên địa bàn TP có 14.660 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 14.272.
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội, ngay khi có các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai bất lợi và các chỉ đạo, hướng đẫn của Trung ương và thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Với sự chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống bão số 3, luôn đặt an toàn của người dân lên hàng đầu, thành phố Hà Nội đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Thành phố cũng đang tiếp tục triển khai toàn diện các biện pháp, không chủ quan với các tình huống sau mưa bão, khẩn trương khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống người dân.
Chiều và tối qua (7-9), bão số 3 đã gây ra gió mạnh và mưa lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chủ động ứng phó mưa bão, chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân Thủ đô đã triển khai nhiều biện pháp như khẩn trương cắt tỉa, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ, bảo đảm tiêu thoát nước, gia cố nhà cửa, sơ tán người dân đến nơi an toàn..., qua đó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Chiều tối 7-9, sau khi quét qua một loạt tỉnh, thành phố, bão số 3 đã hướng về Hà Nội. Cây cối đổ ngả nghiêng, mát tôn bị thổi bay ở nhiều nơi... Để ứng phó với trận bão mạnh nhất trong 30 năm qua, người dân Hà Nội đã chủ động gia cố nhà cửa, dự trữ lương thực, thực phẩm, hạn chế ra đường. Chính trong thời khắc thiên nhiên gieo gió bão khủng khiếp, tại Thủ đô đã xuất hiện rất nhiều những hành động, hình ảnh ấm áp tình người.
Hà Nội luôn đặt an toàn của người dân lên hàng đầu; Nhiều quy định mới gỡ khó cho cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội; Nhiều giải pháp tăng nhận diện hàng Việt; Phim tài liệu Việt Nam: Học hỏi để tiến xa hơn; Giải Bóng đá vô địch quốc gia 2024-2025: Sẵn sàng cho mùa giải chất lượng… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Hànôịmới số ra ngày 8-9-2024.
Bất động sản tuần qua nổi bật với tin tức Hà Nội di dời khẩn cấp người dân ở các chung cư nguy hiểm tránh bão Yagi; các cuộc đấu giá đất; tăng diện tích tách thửa lên 50m2, đất nền Hà Nội càng tăng giá;…
Tối 7/9, trao đổi với báo chí về tình hình ứng phó với cơn bão số 3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết đã trực tiếp gọi điện chỉ đạo 30/30 bí thư quận, huyện, thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi biện pháp phải tiếp tục theo sát tình hình để bảo đảm an toàn cho dân.
Từ chiều đến tối nay, trên trên địa bàn Hà Nội, gió mạnh kèm với mưa to đã làm gãy đổ hàng loạt cây xanh, nhiều diện tích cây trồng, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng.
Tính đến 15 giờ 30 ngày 7-9, ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 484 cây đổ, cành gãy ở Hà Nội làm 2 người chết và 12 người bị thương.
Từ tối 6/9 đến ngày 7/9, với tinh thần 'CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ', Công an TP Hà Nội đã đồng hành, hỗ trợ nhân dân ứng phó với cơn bão số 3. Nhiều hình ảnh đẹp về lực lượng Công an Thủ đô đồng hành, hỗ trợ nhân dân trong mưa bão đã được người dân ghi nhận.
Với mục tiêu 'Công an nhân dân, vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ', trước diễn biến phức tạp của bão số 3 Yagi, 100% các cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô không quản khó khăn, nguy hiểm, đồng hành cùng nhân dân ứng phó mưa bão.
Chiều 7/9, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về việc chủ động ứng phó với diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cùng các đơn vị chức năng và phường Thụy Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thụy Khuê - công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn.
Ngày 7/9, bão số 3 đã đi vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ; đặc biệt là các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình và Hà Nội.
Cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội chung sức cùng nhân dân ứng phó và hạn chế thấp nhất hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Tính đến chiều 7/9, Hà Nội có hơn 540 cây bật gốc, gãy cành. Các sự cố đều đã được xử lý kịp thời. Các công trình nhà ở đến nay đều đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố nào.
Theo thống kê của các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 702 công trình xây dựng và khoảng 7.171 nhà ở riêng lẻ được kiểm tra, rà soát để ứng phó với bão số 3.
Theo dự báo, từ 7/9 đến sáng 9/9, thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông (mưa to đến rất to tập trung từ chiều 7/9 đến sáng 8/9).
Trước khi bão số 3 đổ bộ vào TP Hà Nội, lực lượng chức năng các quận, huyện đã kịp thời di dời hơn 200 người dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.
Từ hơn 13h chiều nay 7-9, lực lượng Công an quận Hoàng Mai đã tiếp nhận thông tin và triển khai hàng chục tổ công tác, phối hợp cứu hộ, cưa cây, di chuyển tài sản, bảo vệ an toàn cho người dân.
Ngồi quây quần bên con cháu tại địa điểm Trường tiểu học Tân Mai sau khi di dời khỏi chung cư xuống cấp để tránh bão Yagi, bà Hoàng Thị Huyền chia sẻ, lâu rồi cả nhà mới đoàn tụ ăn cơm cùng nhau.
Các trường học Hà Nội đã chủ động các phương án bảo vệ cơ sở vật chất, sẵn sàng đón nhân dân trên địa bàn vào trú tránh siêu bão Yagi.
Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo có điều kiện cơ sở vật chất an toàn sẵn sàng cho người dân vào tránh trú bão số 3 (bão Yagi).
Chiều 7-9, Bộ GD-ĐT ra công điện gửi các cơ sở giáo dục có điều kiện vật chất an toàn sẵn sàng cho người dân vào trú bão.
Các tuyến đường, chợ dân sinh vắng khách, người dân đổ về trung tâm thương mại để mua sắm và tránh bão số 3 (bão Yagi). Tại điểm tránh bão ở Trường Tiểu học Tân Mai (quận Hoàng Mai), mọi người được bảo đảm lương thực, thực phẩm và chỗ nghỉ ngơi an toàn.
Tính đến 7 giờ ngày 7.9, trên địa bàn TP.Hà Nội có 1 người bị chết và 6 người bị thương do cây đổ, 402 cây xanh bị đổ, gãy cành.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hanoi Metro đã dừng vận hành 2 tuyến đường sắt để tránh bão.
Để đảm bảo an toàn trước bão số 3 (bão Yagi), 2 tuyến tàu điện trên cao tại Hà Nội đã dừng chạy. Các tuyến xe buýt cũng được cho dừng dần.