Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như 'tiếng lòng' của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.
Một trong những điểm nhấn sinh động và đầy sức sống của các lễ hội truyền thống chính là phần hội - nơi mà các tổ, đội, câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ (VHVN) cơ sở có cơ hội 'tiếp lửa' cho nghệ thuật dân gian bằng chính niềm say mê và tinh thần trách nhiệm với di sản văn hóa.
'Không chỉ là một vở diễn, đó còn là một hành trình nghệ thuật khám phá bản thể con người thông qua ngôn ngữ sân khấu đa ngành', Nguyễn Quốc Hoàng Anh, người đồng thời đảm nhận 3 vai trò: giám đốc nghệ thuật, biên kịch và giám đốc âm nhạc, đã chia sẻ về dự án Mã: Đường về hư vô.
Sau khi được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh, các di sản văn hóa phi vật thể (DSVH PVT) có nhiều cơ hội quảng bá, lan tỏa trong cộng đồng và khai thác giá trị. Tuy nhiên, không ít di sản đứng trước nguy cơ mai một, bị bóp méo giá trị hay bị sân khấu hóa.
Quỳnh Anh là gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ khi cùng lúc đảm nhận vai trò thanh đồng gìn giữ di sản văn hóa hầu đồng, điều hành sân chơi pickleball hiện đại, sở hữu học vấn ấn tượng và từng bước khẳng định mình trên hành trình khởi nghiệp. Không chỉ bản lĩnh, cô còn ghi dấu với trái tim nhân ái và những đóng góp tích cực cho cộng đồng.
36 giá đồng là cách gọi truyền thống để chỉ chuỗi các nghi thức hóa thân của thanh đồng trong một buổi hầu đồng. Mỗi giá đồng tượng trưng cho một vị thánh trong hệ thống thần linh đạo Mẫu, bao gồm các giá Quan, giá Chầu, giá Ông Hoàng, giá Cô, giá Cậu...
Ngày 23/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' giai đoạn 2021 - 2025.
Tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - không thể tách rời khỏi vai trò của các thanh đồng (còn gọi là ông đồng, bà đồng). Họ là những người giữ vai trò trung gian giữa thế giới trần gian và thế giới linh thiêng, là 'cửa miệng' của Thánh, là hiện thân tạm thời để Thánh giáng trần trong các nghi lễ hầu đồng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016. Đây là một niềm tự hào lớn, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đặc biệt là thông qua lực lượng nghệ nhân và thanh đồng - những người trực tiếp thực hành và truyền bá tín ngưỡng này.
Ngày 3/5, tại phủ thờ Thánh Mẫu (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân), sự kiện văn hóa tâm linh 'Đạo Mẫu - Uy linh non nước Việt' đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo nhà nghiên cứu, nghệ nhân, tín đồ và công chúng yêu văn hóa dân tộc.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận - không chỉ tôn vinh hình tượng người phụ nữ trong văn hóa Việt, mà còn mang đậm tính nhân văn, hướng thiện, gắn kết cộng đồng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một thành tố độc đáo trong di sản văn hóa phi vật thể của người Việt, kết tinh từ truyền thống tâm linh bản địa và tư tưởng nhân văn sâu sắc, tôn vinh vai trò người phụ nữ, sự sinh sôi và bảo hộ của vũ trụ. Việc UNESCO công nhận tín ngưỡng này là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ là niềm tự hào, mà còn đặt ra trách nhiệm lớn trong bảo tồn và phát huy giá trị.
Vừa qua, tại trường THCS Vạn Thắng (Ba Vì, Hà Nội), Đền Rừng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) đã phối hợp cùng chùa Đông Các Tự (Vạn Thắng, Ba Vì) và Hội Chữ thập đỏ huyện Ba Vì tổ chức chương trình trao học bổng 'Tuệ Giác' dành cho học sinh nghèo vượt khó, đồng thời, phát cơm từ thiện tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì.
Với việc chính thức ra mắt website www.denrung.vn – Đền Rừng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) – trở thành một trong những ngôi đền đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ số vào quản lý nghi lễ tâm linh. Giờ đây, thanh đồng có thể đăng ký cung hầu hoàn toàn trực tuyến – minh bạch, tiện lợi và nhanh chóng. Không dừng lại ở đó, website còn tích hợp công nghệ thực tế ảo VR360, cho phép du khách khám phá không gian linh thiêng của ngôi đền từ bất cứ đâu.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng vừa tổ chức khai mạc Liên hoan Diễn xướng Chầu văn Hải Phòng mở rộng năm 2025.
Tối 11/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc Liên hoan diễn xướng chầu văn Hải Phòng mở rộng năm 2025 nhằm tôn vinh, quảng bá, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Với 2.373ha đất rừng sản xuất, thời gian qua, bằng nhiều giải pháp cụ thể, xã Yên Đổ (Phú Lương) đã nâng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC (một trong những tiêu chuẩn quốc tế uy tín nhất về quản lý rừng bền vững) lên 1.846ha, với 67 chủ rừng tham gia. Đây là địa phương có diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC lớn nhất huyện Phú Lương đến thời điểm này.
Trước đây, tại đền hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, nhân dân xã Thanh Đồng long trọng tổ chức lễ giỗ Mẫu Liễu Hạnh và cứ 5 năm 1 lần, địa phương lại tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi. Sau khi sáp nhập xã Thanh Đồng vào thị trấn Dùng (huyện Thanh Chương, Nghệ An), đây là lễ hội đầu tiên do thị trấn tổ chức.
Chiều và tối ngày 30/3, tại Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (số 237 Ngô Quyền, phường 6, Đà Lạt), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị nâng cao năng lực quản lý, tổ chức lễ hội và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trên địa bàn tỉnh.
Sáng 30/3, tại Đền thờ Việt Nam Thánh Mẫu (đường Ngô Quyền, Phường 6, Đà Lạt), đã diễn ra Đại lễ Thánh Mẫu Vân Hương nhân dịp hành lễ vía Mẫu tiết Thanh minh 3/3 âm lịch năm Ất Tỵ với sự tham dự của đông đảo đồng đền, thanh đồng, đệ tử theo tín ngưỡng thờ Mẫu đến từ các huyện, thành trong tỉnh cùng Nhân dân Đà Lạt.
Ngày 15/3, Ban tổ chức Lễ hội xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang tổ chức lễ rước Mẫu hoàn cung sau khi tham gia Lễ hội Đền Hạ - Đền Thượng - Đền Ỷ La thành phố Tuyên Quang năm 2025.
Tín ngưỡng thờ Mẫu với nghi lễ hầu đồng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, trong đó, việc dâng mã – những vật phẩm làm từ giấy, khung tre, được chế tác công phu, mang ý nghĩa tượng trưng để hóa (đốt) dâng lên thần linh – đã trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách, Nghệ nhân, thanh đồng Hoàng Xuân Mai – Thủ nhang Đền Rừng – đã đưa ra một hướng đi mới: mã tranh – một cách thể hiện lòng thành với thánh thần, vừa tiết kiệm, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ tài nguyên.
Thực hành của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ bao gồm các nghi thức cúng lễ, nghi lễ chầu văn hầu đồng, lễ hội… Trong đó, nghi lễ hầu đồng là thực hành cơ bản.
TP Tuyên Quang (Tuyên Quang) tổ chức trình diễn thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Lễ hội Đền Ỷ La năm 2025.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025, ngày 12 và 13/3, tại Di tích quốc gia đền Hạ, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức trình diễn thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Trong khuôn khổ của Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025, ngày 12 và 13-3, tại di tích đền Hạ, đền Kiếp Bạc, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức trình diễn thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt năm 2025.
Du khách xếp hàng dài giữa đường để chờ chui qua kiệu Thánh Mẫu tại lễ hội đền Hạ - đền Thượng - đền Ỷ La (TP Tuyên Quang). Họ tin rằng sẽ được ban sức khỏe và hạnh phúc.
Có 2 thành tố quan trọng mang giá trị tiêu biểu của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là hầu đồng và diễn xướng hát chầu văn. Trong trình tự hầu đồng, có phần ban lộc cho người đánh đàn, cho người ngồi dự thỉnh cầu là hoa quả, tiền..., tái hiện lại việc thánh thần nhập vào người hầu đồng để ban phúc lộc cho 'bách gia trăm họ'...
Ngày 7/3, tại huyện Yên Mỹ, Ban Quản lý di tích tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức lễ hội và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Giá đồng dao động giảm và sự thu hẹp chênh lệch giá chủ yếu là do các nhà cung cấp nguyên liệu đồng thứ cấp mức tồn kho thấp và giữ nguyên giá chào hàng.
Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 3 xã: Lăng Quán, Tứ Quận, Chân Sơn (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang).
Ngày 26/2/2025 (tức 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ), đền Rừng (phường Ngọc Thụy, Long Biên) trở thành điểm tề tựu của những con tim yêu mến và bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong không gian linh thiêng của ngôi đền cổ kính, được sự đồng ý của Thường vụ Ban chấp hành Hội Di sản Văn hóa (DSVH) Thăng Long - Hà Nội, Câu lạc bộ Thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân, đồng thời kiện toàn tổ chức và triển khai kế hoạch hoạt động cho năm mới.
Qua các màn hóa thân của Thanh đồng người xem được chiêm ngưỡng nét đẹp của trang phục các vùng miền, lịch sử, diễn xướng lại những vị anh hùng lịch sử được hiển thánh, hiển thần bằng những nghi thức hầu khác nhau đúng như tích của mỗi vị thánh.
Sáng 22/2 (tức ngày 25 tháng Giêng), tại Di tích Quốc gia đền Cửa Đông, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Lễ hội hoa đào và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tổ chức khai mạc Liên hoan diễn xướng Chầu văn tỉnh Lạng Sơn mở rộng năm 2025.
Ngày 22/2 (tức 25 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền Cửa Đông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Ban quản lý đền tổ chức Liên hoan diễn xướng Chầu văn tỉnh Lạng Sơn mở rộng năm 2025. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội Hoa Đào, nằm trong kế hoạch mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của tỉnh. Liên hoan kéo dài đến hết ngày 26/2, quy tụ hàng trăm nghệ nhân, thanh đồng từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Năm không chỉ là một nghệ nhân hầu đồng suất sắc mà còn là một người làm việc tâm huyết và đặt cái tâm lên hàng đầu cô được coi là tấm gương sáng về cái tâm trong nghệ thuật. Với cô hầu đồng không chỉ là công việc mà là sứ mệnh, là con đường để cô dâng hiến và phục vụ cộng đồng. Cô luôn cố gắng gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của nghệ thuật hầu đồng.
Đền cô Bơ tọa lạc tại vùng sông nước mênh mang ngã ba sông - nơi vẫn thường được ví von 'một tiếng gà gáy 6 huyện cùng nghe' (thuộc xã Hà Sơn, Hà Trung). Ngôi đền có cảnh sắc hữu tình, thơ mộng, nổi tiếng linh thiêng. Vì vậy, vào dịp đầu xuân năm mới hay lễ hội, nơi đây lại đón bước chân của hàng ngàn du khách, bản hội, thanh đồng, cung văn về vãn cảnh, dâng hương, thực hành tín ngưỡng...