Theo dự báo của cơ quan khí tượng, trong tháng 4 này, nhiều nơi trên cả nước sẽ phải đối mặt với nắng nóng gay gắt và có thể xảy ra hạn hán.
Chiều 31-3, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình hình triều cường, xâm nhập mặn và mưa dông tại khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ.
Theo thông tin từ cơ quan khí tượng - thủy văn, khu vực Nam bộ đang có đợt triều cường mới. Người dân ở khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận cần thận trọng khi di chuyển trong các khung giờ triều cường đạt đỉnh để tránh ngập.
Trong khi phía Bắc nước ta đang rét 13-14 độ C thì nhiệt độ ở phía Nam lên cao và dự báo sắp có một đợt mưa do áp thấp tác động.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - thủy văn quốc gia, ngày 29-3, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp khu vực Đông Bắc Bắc bộ, gây ra đợt gió mạnh, kèm theo mưa rào rải rác. Ở Vịnh Bắc bộ, gió cục bộ đã đạt cấp 6, giật cấp 7, khiến biển động mạnh.
Tại miền Bắc, từ chiều và đêm 28-3, không khí lạnh sẽ tràn về, kéo theo mưa rào, dông lốc và có thể có mưa đá, sau đó nền nhiệt giảm sâu; trong khi miền Trung và miền Nam tiếp tục nắng nóng, mức nhiệt có nơi lên tới 37 độ C.
Cập nhật đến chiều 26-3, cơ quan khí tượng của Việt Nam thông tin, nhiều nơi ở Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ đã có nắng nóng. Dự báo ngày mai, nhiệt độ có thể đạt tới 37 độ C.
Sáng 24-3, tại lễ kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới, diễn ra cùng thời điểm với sự kiện của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, đưa ra những nhận định đáng chú ý về tình hình khí hậu và thời tiết trong năm.
Nam bộ có thể trải qua chuỗi ngày nắng nóng kéo dài, cuối tháng gia tăng hạn mặn. Khu vực miền Tây cần tranh thủ tích nước ngọt, đề phòng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Sáng sớm nay, 20-3, nhiệt độ ghi nhận tại Hà Nội là 17 độ C, trong khi tại TPHCM và các tỉnh miền Tây dao động 25-26 độ C. Dự báo hôm nay, phần lớn khu vực trên cả nước có nắng, riêng Nam bộ có khả năng xảy ra nắng nóng trên diện rộng.
Chiều 19-3, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia đã cảnh báo về một đợt nắng nóng đang diễn ra ở miền Nam nước ta, đặc biệt là khu vực Đông Nam bộ.
Sáng nay, 19-3, băng giá đã xuất hiện trên đỉnh núi Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) khi nhiệt độ xuống ngưỡng 0 độ C. Băng đọng lại trên các tán cây, vạt lá rừng… tạo cảnh tượng trắng xóa đặc trưng của mùa lạnh.
Từ ngày 25/3, một đợt nắng nóng diện rộng sẽ xuất hiện ở khu vực từ Huế đến Tây Bắc bộ do tác động của một vùng áp thấp nóng, mức nhiệt cao nhất có thể lên đến 37-38 độ.
Phía Bắc nước ta chưa trải qua đợt nắng nóng gay gắt nào kể từ đầu năm đến nay. Nhưng sau khoảng một tuần nữa, nhiều nơi sẽ có nắng nóng diện rộng, oi bức... (ngoại trừ Hà Nội và Đông Bắc bộ).
Dự báo càng về giữa và cuối tuần, nền nhiệt ở nhiều nơi càng giảm do không khí lạnh tăng cường.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, từ ngày 15 đến 21-3, thời tiết trên cả nước có sự phân hóa rõ rệt. Miền Bắc trời chuyển rét, Trung bộ có mưa rải rác, trong khi Tây Nguyên và Nam bộ vẫn duy trì thời tiết nắng nóng xen lẫn mưa dông cục bộ.
Theo cảnh báo của Cục Khí tượng - thủy văn, một khối không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam và dự báo sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc từ chiều và đêm 15-3.
Trước đợt không khí lạnh thứ 17, Hà Nội và miền Bắc đang mưa và nồm trở lại, có nơi mưa to. Trong khi hôm nay và nhiều ngày tới, TPHCM nắng nóng...
Chiều 12-3, một số địa điểm trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đã xuất hiện mưa đá, một hiện tượng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa khi không khí nóng và lạnh xung đột trong khí quyển.
Thông tin từ Cục Khí tượng - Thủy văn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), tình hình xâm nhập mặn vùng ĐBSCL mùa khô năm 2024-2025 sẽ cao hơn trung bình nhiều năm. Từ tháng 12-2024 đến tháng 3-2025, tại khu vực ĐBSCL đã diễn ra 3 đợt xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL sẽ gia tăng vào giữa tuần này và giảm dần vào cuối tuần.
Trung tâm Dự báo thời tiết châu Âu đưa ra nhận định, khu vực Nam bộ có mưa rải rác đến ngày 20-3, sau đó nắng nóng 34 đến 37 độ C quay trở lại.
Theo dự báo của các cơ quan khí tượng quốc tế, những ngày tới, thời tiết miền Nam có những biến đổi với mưa trái mùa nhưng không đều, kèm theo nắng nóng.
Theo dự báo của các cơ quan khí tượng quốc tế và Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, thời tiết nước ta trong những ngày tới có sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực, với xu hướng mưa trái mùa ở Nam bộ và Tây Nguyên, trong khi Bắc bộ và Bắc Trung bộ duy trì trạng thái rét và có sương mù vào buổi sáng.
Sau đợt rét này, Hà Nội mưa phùn, nồm ẩm trở lại. Trong khi TPHCM và miền Nam sẽ có nhiều ngày nắng nóng tháng 3, đến giữa tháng 5 mới bước vào mùa mưa 2025.
Rạng sáng 6-3, Hà Nội bắt đầu trở lạnh kèm theo mưa nhỏ.
Ngày 5-3, Hà Nội đã thoát tình trạng nồm ẩm (đồ đạc, vật dụng và nhà cửa 'đổ mồ hôi' nhiều ngày liên tục), nhưng theo cảnh báo, hiện tượng này sẽ quay trở lại sau vài ngày nữa.
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cảnh báo, đợt không khí lạnh xuất hiện ở phía Bắc nước ta sau 1-2 hôm nữa sẽ gây ra gió mùa Đông Bắc, rét đậm và rét hại. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có chỉ đạo ứng phó.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, từ ngày 3-3 đến 12-3, nắng nóng phát triển ở Nam bộ, nhiệt độ TPHCM buổi trưa lên mức 34-35 độ C.
Suốt 3 ngày qua, Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở miền Bắc diễn ra tình trạng nồm ẩm kéo dài, khiến nhà cửa ướt dấp dính, quần áo khó khô, thiết bị điện dễ hỏng hóc.
Hôm nay 1-3, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia đã có báo cáo nhận định tình hình thời tiết cả nước trong tháng 3-2025.
Triều cường ở ven biển Đông Nam bộ đang ở mức cao, trong khi mặn từ các cửa sông ở Tây Nam bộ đang xâm nhập sâu vào đất liền, bao phủ diện rộng...
Do không khí lạnh rút dần nên gió Đông Nam đang đưa hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ đi vào đất liền, khiến tình trạng sương mù, nồm ẩm tái xuất ở miền Bắc và sẽ gia tăng trong 1-2 ngày tới.
Thiên tai năm nay đến sớm, từ tháng 2 trên Biển Đông đã có áp thấp nhiệt đới, hiện mưa trái mùa đang hoạt động trên diện rộng ở Nam Trung bộ, Nam bộ và Tây Nguyên. Ở phía Bắc, trời rét đậm, mưa buốt cả ngày.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, thời tiết cả nước đang ở giai đoạn chuyển mùa, luôn tiềm ẩn những dị thường, cần theo dõi sát sao để có cập nhật chính xác và chủ động ứng phó.
Trong bối cảnh thời tiết miền Bắc đang bước vào đợt không khí lạnh mới, tình trạng mưa phùn, sương mù và đường trơn trượt đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như Quốc lộ 6, Quốc lộ 2, Quốc lộ 279…
Hiện tượng mưa phùn kết hợp sương mù đã gây tình trạng nồm ẩm kéo dài ở Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ, đang gây khó khăn về sinh hoạt, đi lại cho nhiều người dân.
Mặc dù những tháng đầu năm, ở Nam bộ có mưa trái mùa nhiều hơn trung bình nhiều năm nhưng xâm nhập mặn vẫn gia tăng, dự báo cao hơn trung bình nhiều năm. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương chuẩn bị ứng phó sớm.
Trong khi người dân miền Nam đang lo lắng với mưa trái mùa cản trở việc thu hoạch lúa Đông Xuân và là điều kiện để muỗi sinh sản thì ở miền Bắc, mưa phùn, sương mù, nồm ẩm kéo dài lại gây ùn tắc xe cộ, tai nạn giao thông...
Ngày 17-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 15/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TPHCM.
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cho biết: Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét, Biển Đông có sóng lớn, từ ngày 21-2 có đợt không khí lạnh.
Từ ngày 10 – 14/2 tại Bali (Indonesia), Chính phủ Anh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề thường niên về An ninh Hàng hải khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hội nghị nhằm mục đích tăng cường hợp tác song phương và khu vực trước các mối đe dọa chung cũng như khả năng giải quyết tranh chấp trên biển.
Chiều 14-2, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia đã cung cấp báo cáo nhận định tình hình thời tiết cả nước trong những tháng tới.
Từ ngày 10 – 14/2 tại Bali (Indonesia), Chính phủ Anh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề thường niên về An ninh Hàng hải khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hội nghị nhằm mục đích tăng cường hợp tác song phương và khu vực trước các mối đe dọa chung cũng như khả năng giải quyết tranh chấp trên biển.
Nam bộ vừa trải qua đợt mưa trái mùa hiếm gặp, với lượng mưa cao kỷ lục trong hơn 40 năm. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang suy yếu, thời tiết sẽ sớm ổn định.
Theo Bộ NN-PTNT, vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới là khu vực từ 10 đến 14 độ Vĩ Bắc và từ 110 đến 114 độ Kinh Đông, các tàu thuyền cần tránh.
Cơ quan dự báo khí tượng của Việt Nam xác nhận, áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, đang di chuyển về vùng biển Nam Trung bộ.
Dự báo trong những ngày tới, thời tiết miền Bắc tiếp tục duy trì trạng thái ẩm ướt, trong khi miền Nam có mưa trái mùa.
Xâm nhập mặn năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự báo ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như những năm cực đoan.
Xâm nhập mặn năm nay ở ĐBSCL dự báo ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như những năm cực đoan.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp ở khu vực tây bắc quần đảo Trường Sa di chuyển theo hướng tây bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).
Đây là áp thấp nhiệt đới đầu tiên xuất hiện trên Biển Đông cũng như khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong mùa bão năm nay.
Những ngày qua, rét đậm, rét hại tiếp tục bao trùm các tỉnh thành phía Bắc với nền nhiệt độ phổ biến tại đồng bằng từ 11-140C, ở vùng núi cao đã xuất hiện băng giá và sương muối.